Mục tiêu: Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tình hình đề kháng kháng sinh của H.influenzae và kết quả điều trị viêm phổi do H.influenzae ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 151 bệnh nhi viêm phổi do H.influenzae từ 1 tháng-15 tuổi điều trị tại Trung Tâm Hô Hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ kháng kháng sinh của H.influenzae rất cao với kháng sinh Ampicillin 92,1%; Amoxicillin 92,7%; Cefaclor 84,4%; Cefuroxime 80,1%; Co-trimoxazol 94,7%; giảm nhạy cảm với Amoxicilin/A.Clavunanic (603%); không còn nhạy cảm với Cefixime 71,9%; Azithromycin 54,4%. Tuy nhiên, H.influenzae vẫn còn nhạy cảm với Ceftriaxone (98,7%); Ciproflozaxin (95,4%) và Meropenem (100%). Kết quả điều trị: bệnh nhi khỏi hoàn toàn 7,9% và đỡ bệnh 92,1% và không có bệnh nhi tiến triển nặng lên hoặc tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,1 ± 4,4 ngày. Kết luận: H.influenzae có tỷ lệ kháng rất cao với các kháng sinh thông thường để điều trị viêm phổi. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H.influenzae nói riêng và vi khuẩn gây bệnh nói chung. H.influenzae còn nhạy cảm cao với kháng sinh Ceftriaxone và Meropenem. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhi nặng lên và tử vong.
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Phế cầu là nguyên nhân gây viêm phổi hay gặp nhất ở trẻ em. Phế cầu kháng kháng sinh ngày càng tăng. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tình hình đề kháng kháng sinh của phế cầu và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu 169 bênh nhi viêm phổi do phế cầu tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 12 năm 2018. Kết quả: Phế cầu có tỷ lệ kháng rất cao, trên 95% với các kháng sinh của nhóm macrolid, 90% với cotrimoxazol, 95,3% với clindamycin, 73,5% với penixillin V. Phế cầu giảm nhạy cảm với penicillin, 56,1% không nhạy cảm với penicillin G. Phế cầu có 58,4% nhạy cảm với cefotaxim và 62% nhạy cảm với ceftriaxon. Tuy nhiên phế cầu còn nhạy cảm 95% với amoxicillin, 100% với rifampycin, linezolid, vancomycin và ofloxacin. Phế cầu đã kháng với levofloxacin. Phế cầu đa kháng chiếm 64%. Bệnh nhi khỏi bệnh hoàn toàn chiếm 83,4%, đỡ bệnh chiếm 14,2% và di chứng dày màng phổi chiếm 2,4%, không có bệnh nhi tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 10,23 ± 5,81 ngày. Kết luận: Phế cầu hiện đang kháng cao với các kháng điều trị viêm phổi đầu tay, đây là lý do gây điều trị viêm phổi do phế cầu kéo dài. Phế cầu còn nhạy cảm cao với kháng sinh amoxicillin. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhi tử vong.
Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ởtrẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tinh khángkháng sinh của Haemophilus influenzae ở trẻ viêm phổi. Nghiên cứu mô tả 151 bệnh nhân từ1 tháng -15 tuổi mắc viêm phổi được chân đoán bằng X-quang và có kết quả nuôi cấy dịch tỵhầu dương tinh với Haemophilus influenzae.Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nhóm tuổi từ 1 tháng - 1 tuổi là 50,3 (76/151); nam/nữ =1,9/1; sốt 44,4% (67/151); ho 98,7% (149/151); khò khe 70,9% (107); thở nhanh46,4%(70/151); suy hô hấp 15,2% (23/151); ran ở phổi 83,4% (126/151); mờ rốn phổi 64,2%(97/151) và mờ lan toả 2 bên phế trường 17,2% (26/151); tăng bạch cầu 33,1%(50/151) ;tăng CRP 68,9% (104/151); Tỷ lệ kháng kháng sinh: Ampicillin 92,1(139/151), Amoxicillin92,7% (140/151), Amoxicilin/A.Clavunanic 39,7% (60/151) , Cefaclor 84,4% (124/151),Cefuroxime 80,1% (121/151), Co-trimoxazol 94,7% (143/151), Meropenem 0%(0/151);không nhạy cảm với Cefixime 71,9% (105/151), Azithromycin 54,4% (82/151), Ceftriaxone1,3% (2/151), Ciprofloxacin 4,6% (7/151).Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khó phân biệt với viêm phổi do căn nguyên khác.Tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm β-lactam cao.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.