Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An; đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh ở 193 bệnh nhi được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu, từ 2 - 60 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm với tỷ lệ tương ứng là 98,45%, 77,72% và 93,26%. Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang, 89,64% có hình ảnh viêm phế quản phổi. 100% trẻ được sử dụng kháng sinh trong điều trị, trong đó 80,6% được sử dụng kháng sinh trước khi có kháng sinh đồ. Trên 95% các chủng phế cầu nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ giảm nhạy cảm với các kháng sinh nhóm beta-lactam khá cao (> 50%). Số ngày điều trị trung bình là 8,46 ± 4,12. Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm . Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang có hình ảnh viêm phế quản phổi điển hình. Các chủng phế cầu còn nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin >95%. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong.
Mục tiêu: Xác định sự phân bố các type huyết thanh của phế cầu gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5tuổi tại Nghệ An.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầudương tính với vi khuẩn phế cầu S. pneumonia của các bệnh nhân viêm phổi, dưới 5 tuổi, điều trịtại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 8/2020 đến 8/2022.Kết quả: Xác định được 12 type huyết thanh phế cầu đang lưu hành bao gồm: 19F (69,5%),19A (7,5%), 9V (4,4%), 9A (3,8%), 6A (2,5%), 20 (1,9%), 23A (1,2%), 15A (1,2%), 6B (1,2%),34 (0,6%), 6C (0,6%), 33A/33F (0,6%), 34 (0,6%). Có 7 mẫu thuộc type phế cầu khác (4,4%), 1mẫu không tìm thấy trình tự tương đồng (0,6%). PCV13 phủ được 5 type huyết thanh phế cầuđang lưu hành (81,3%), trong khi PCV7 và PCV10 bao phủ được 3 type (69,5%). PCV13 phủđược các type giống PCV7 và PCV10, ngoài ra phủ thêm được type 6A và 19A.Kết luận: Có 12 type huyết thanh phế cầu đang lưu hành, phổ biến nhất là 19F, 19A, 9A, 9V,6A. Hầu hết các type huyết thanh phổ biến nhất đều được bao phủ bởi vắc xin phế cầu. Xét khảnăng bao phủ của vắc xin, PCV13 có hiệu quả cao hơn PCV7 và PCV10.
Mục tiêu: Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tình hình đề kháng kháng sinh của H.influenzae và kết quả điều trị viêm phổi do H.influenzae ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 151 bệnh nhi viêm phổi do H.influenzae từ 1 tháng-15 tuổi điều trị tại Trung Tâm Hô Hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ kháng kháng sinh của H.influenzae rất cao với kháng sinh Ampicillin 92,1%; Amoxicillin 92,7%; Cefaclor 84,4%; Cefuroxime 80,1%; Co-trimoxazol 94,7%; giảm nhạy cảm với Amoxicilin/A.Clavunanic (603%); không còn nhạy cảm với Cefixime 71,9%; Azithromycin 54,4%. Tuy nhiên, H.influenzae vẫn còn nhạy cảm với Ceftriaxone (98,7%); Ciproflozaxin (95,4%) và Meropenem (100%). Kết quả điều trị: bệnh nhi khỏi hoàn toàn 7,9% và đỡ bệnh 92,1% và không có bệnh nhi tiến triển nặng lên hoặc tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,1 ± 4,4 ngày. Kết luận: H.influenzae có tỷ lệ kháng rất cao với các kháng sinh thông thường để điều trị viêm phổi. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H.influenzae nói riêng và vi khuẩn gây bệnh nói chung. H.influenzae còn nhạy cảm cao với kháng sinh Ceftriaxone và Meropenem. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhi nặng lên và tử vong.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) bằng van Benveniste trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 31 bệnh nhi suy hô hấp cấp được điều trị bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi bằng van Benveniste tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 7/2020 đến 6/2021. Kết quả: Tỷ lệ thành công của thở áp lực dương liên tục qua mũi bằng van Benveniste là 61.3%, thời gian thở NCPAP trung bình là 5.23 ngày. Sau 6 giờ thở NCPAP, các chỉ số về khí máu được cải thiện rõ rệt: PaO2 tăng từ 77.98mmHg lên 110.33mmHg, SaO2 tăng từ 87.67% lên 95.95%, PaCO2 giảm từ 59.02mmHg xuống 54.48 mmHg, pH tăng từ 7.32 lên 7.37. Tỷ lệ trẻ thở nhanh giảm từ 96.8% xuống còn 45.2%, tỷ lệ trẻ có rút lõm lồng ngực giảm từ 90.3% còn 58.1%, tỷ lệ trẻ có tím từ 96.8% giảm còn 35.5% và tỷ lệ trẻ kích thích hoặc li bì từ 96.8% giảm còn 22.6%. Kết luận: Thở áp lực dương liên tục qua mũi bằng van Benveniste có hiệu quả trong việc cải thiện các chỉ số về khí máu cũng như dấu hiệu lâm sàng của suy hô hấp ở trẻ em tại thời điểm sau 6 giờ.
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 81 trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nặng điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh từ 7/2020 đến 6/2021. Viêm phổi nặng gặp chủ yếu ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 77,7%). Bệnh nhân vào viện chủ yếu ở mức độ suy hô hấp độ II (chiếm 74,1%), có 25,9% bệnh nhân suy hô hấp độ I. 97,5% bệnh nhân có kết quả điều trị khỏi bệnh. Thời gian sốt trung bình của nhóm nghiên cứu là: 2 ± 1,25 ngày. Thời gian sử dụng kháng sinh tĩnh mạch trung bình là 7,9 ± 2,17 ngày. Thời gian thở oxy và thời gian điều trị trung bình lần lượt là: 2,6 ± 1,69 ngày và 8,2 ± 2,31 ngày. Có mối liên quan giữa SpO2 lúc vào viện và số ngày thở oxy. Có mối liên quan giữa tiền sử đẻ non và thời gian điều trị trung bình (p < 0,05).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.