Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An; đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh ở 193 bệnh nhi được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu, từ 2 - 60 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm với tỷ lệ tương ứng là 98,45%, 77,72% và 93,26%. Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang, 89,64% có hình ảnh viêm phế quản phổi. 100% trẻ được sử dụng kháng sinh trong điều trị, trong đó 80,6% được sử dụng kháng sinh trước khi có kháng sinh đồ. Trên 95% các chủng phế cầu nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ giảm nhạy cảm với các kháng sinh nhóm beta-lactam khá cao (> 50%). Số ngày điều trị trung bình là 8,46 ± 4,12. Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm . Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang có hình ảnh viêm phế quản phổi điển hình. Các chủng phế cầu còn nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin >95%. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong.
Mục tiêu: Xác định sự phân bố các type huyết thanh của phế cầu gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5tuổi tại Nghệ An.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầudương tính với vi khuẩn phế cầu S. pneumonia của các bệnh nhân viêm phổi, dưới 5 tuổi, điều trịtại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 8/2020 đến 8/2022.Kết quả: Xác định được 12 type huyết thanh phế cầu đang lưu hành bao gồm: 19F (69,5%),19A (7,5%), 9V (4,4%), 9A (3,8%), 6A (2,5%), 20 (1,9%), 23A (1,2%), 15A (1,2%), 6B (1,2%),34 (0,6%), 6C (0,6%), 33A/33F (0,6%), 34 (0,6%). Có 7 mẫu thuộc type phế cầu khác (4,4%), 1mẫu không tìm thấy trình tự tương đồng (0,6%). PCV13 phủ được 5 type huyết thanh phế cầuđang lưu hành (81,3%), trong khi PCV7 và PCV10 bao phủ được 3 type (69,5%). PCV13 phủđược các type giống PCV7 và PCV10, ngoài ra phủ thêm được type 6A và 19A.Kết luận: Có 12 type huyết thanh phế cầu đang lưu hành, phổ biến nhất là 19F, 19A, 9A, 9V,6A. Hầu hết các type huyết thanh phổ biến nhất đều được bao phủ bởi vắc xin phế cầu. Xét khảnăng bao phủ của vắc xin, PCV13 có hiệu quả cao hơn PCV7 và PCV10.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả ở 54 bệnh nhân gãy kín 1/3 giữa xương đòn được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2023. Kết quả: 92,6% bệnh nhân xương thẳng trục hết di lệch chiếm 92,6%, không có trường hợp nào xương còn di lệch nhiều sau nắn chỉnh; Liền vết mổ kỳ đầu chiếm 98,1%, 1,9% bị nhiễm trùng vết mổ; 48/49 bệnh nhân can xương chiếm 98%, can xương tốt có tỉ lệ là 85,7%, can xương xấu là 12,3%, có 2% không liền xương; không có biến chứng trong mổ, 87,7% có kết quả tốt về phục hồi chức năng vận động khớp vai theo thang điểm Constant – Murley; 85,8% có kết quả chung tốt. Kết luận: Bệnh nhân gãy xương đòn được phẫu thuật nẹp vít khóa có tỉ lệ hết di lệch rất cao, liền vết mổ tốt, can xương tốt ở phần lớn các bệnh nhân, chức năng vận động khớp và kết quả chung chiếm tỉ lệ cao, ít biến chứng.
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng kết hợp với theo dõi dọc bằng truyền thông giáo dục sứckhỏe phòng chống cận thị ở đối tượng học sinh trung học cơ sở tại 4 trường Trung học cơ sởQuỳnh Thiện, Quỳnh Lập, trường THCS Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân là trường đối chứng. Kếtquả nghiên cứu sau 1 năm can thiệp cho thấy: Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có kiến thức đúng phòngngừa cận thị tăng lên 44% - 99% nhiều hơn so trước can thiệp là 5% - 35 % (trước can thiệp 9%- 94.5%) và cao hơn so với nhóm chứng 13% - 92% (p<0,05). Tỷ lệ HS nhóm can thiệp có hànhvi đúng phòng ngừa cận thị tăng lên 46% - 86% nhiều hơn so trước can thiệp là 15% - 21%(trước can thiệp 31% - 65%) và cao hơn so với nhóm chứng 31%-66% (p<0,05). Tỷ lệ cận thịmắc mới tích lũy ở học sinh nhóm can thiệp là 3.0%, trong khi đó tỷ lệ cận thị mắc mới tích lũy ởhọc sinh nhóm chứng là 7,3%, p = 0,047. Mức độ tiến triển cận thị: sau can thiệp giá trị SE trungbình của đối tượng cận thị trong nhóm chứng là -3,36 ± 1,68 (D) và nhóm can thiệp là -3,27 ±1,98(D). Sự thay đổi SE trung bình ở đối tượng cận thị của nhóm chứng là – 0,67 ± 0,27(D)/năm, của nhóm can thiệp là – 0,41 ± 0,24 (D)/năm. Sự khác biệt SE trung bình cận thị giữa 2nhóm sau 1 năm là 0,26 D (95% KTC, 0,18 – 0,33), p< 0,001. Nhìn gần và thời gian nhìn gần cóliên quan đến nguy cơ cận thị ở học sinh, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách nhìn > 30 cm, cứ 30phút cho mắt nghỉ 5 phút và tăng thời gian ngoài trời tối thiểu 2 giờ/ngày
Tái tưới máu sớm phục hồi dòng chảy trong lòng động mạch vành bị tắc nghẽn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI) là việc tối cấp thiết ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và kết cục lâu dài cho bệnh nhân STEMI điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thời gian can thiệp động mạch vành qua da (PCI) ở bệnh nhân STEMI tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An qua đó cải thiện các quá trình làm chậm trễ thời gian can thiệp cấp cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, đối tượng là bệnh nhân STEMI được PCI thì đầu từ 1/2017 - 12/2018 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả có 156 bệnh nhân, tuổi trung bình: 69,16 ± 11,56 (năm); nam chiếm 69,2%; thời gian cửa-bóng (D2B): 206,64 ± 124,08 phút; thời gian nằm viện 11,43 ± 41,45 ngày; tỷ lệ tử vong 10,9%. Tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, D2B còn khá cao so với các khu vực khác trong nước và quốc tế.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.