Mô đun phức động (complex modulus) và hệ số Poát xông phức động (complex Poisson’s ratio) là 2 tham số mô tả tính chất đàn nhớt tuyến tính 3 chiều của hỗn hợp bê tông nhựa (BTN) dưới tác dụng của tải trọng có tính chu kỳ (tải trọng động). Bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số Poát xông động |ν*| của hỗn hợp bê tông nhựa bằng cách sử dụng thiết bị nén Cooper kết hợp với các đầu đo biến dạng gắn thêm có độ chính xác cao lắp đặt trên thân mẫu hình trụ tròn. Thí nghiệm được thực hiện tại nhiều tần số và nhiệt độ khác nhau. Ba loại BTN, trong đó có hai loại BTN sử dụng cùng một loại nhựa đường nguyên gốc 60/70 và một loại BTN sử dụng nhựa đường polyme PMB3 được sử dụng để nghiên cứu. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đo đạc hệ số Poát xông của bê tông nhựa trong khoảng rộng về tần số và nhiệt độ. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng hệ số Poát xông động |ν*| không phải là một hằng số mà thay đổi phụ thuộc vào thời gian tác dụng lực và nhiệt độ. Hệ số Poát xông động tăng khi nhiệt độ tăng hoặc tần số tác dụng lực giảm và ngược lại. Góc lệch pha ϕν giữa biến dạng theo phương dọc trục và biến dạng theo phương ngang cũng được xác định. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy có sự liên hệ giữa hệ số Poát xông với loại bê tông nhựa thí nghiệm. Với 2 loại BTN sử dụng cùng loại nhựa đường 60/70, hệ số dịch chuyển aT là xấp xỉ nhau
Mặt đường bê tông xi măng (BTXM) là loại mặt đường cấp cao, được sử dụng khá phổ biến cho giao thông đường bộ cũng như đường băng sân bay. Hiện nay, thiết bị FWD (Falling Weight Deflectometer)thường được dùng để đánh giá sức chịu tải của mặt đường BTXM. Tuy nhiên, phương pháp FWD sau khi xử lý chỉ xác định được mô đun đàn hồi của BTXM mà không xác định được cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM. Trong khi đó cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của mặt bê tông xi măng. Vì vậy, bài báo có mục tiêu xây dựng mối tương quan giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồicủa BTXM nhằm phục vụ cho công tác đánh giá kết cấu áo đường BTXM. Kết quả cho thấy, giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồi có mối quan hệ tuyến tính và mô hình đảm bảo sự tin cậy với R bình phương hiệu chỉnh là 66.0%.
Trong số các công nghệ bê tông asphalt hiện nay, công nghệ bê tông asphalt tái chế nguội bằng nhũ tương bitum kết hợp với xi măng có thể được coi là giải pháp công nghệ tiêu thụ năng lượng thấp nhất do các vật liệu thành phần không phải gia nhiệt trong quá trình chế tạo. Với hỗn hợp bê tông asphalt tái chế nguội sử dụng nhũ tương bitum và phụ gia xi măng, độ cứng của hỗn hợp phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ bảo dưỡng. Bài báo này đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ bảo dưỡng mẫu đến sức kháng nứt của hỗn hợp bê tông asphalt tái chế nguội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường độ chịu kéo, năng lượng phá huỷ, độ dốc đường cong sau giá trị lực lớn nhất và chỉ số kháng nứt tăng tương ứng 3034,7%, 268,3%, 252,4% và 26,3 % khi nhiệt độ bảo dưỡng mẫu tăng từ 25oC lên 60oC. Kết quả này sẽ góp phần đề xuất nhiệt độ bảo dưỡng mẫu phù hợp để tăng sức kháng nứt cho bê tông asphalt tái chế nguội.
Việc dự đoán phân bố nhiệt độ trong mặt đường bê tông nhựa (BTN) có ý nghĩa rất lớn cho công tác xác định cường độ và tuổi thọ của mặt đường BTN trong điều kiện thực tế. Bài báo trình bày kết quả quan trắc nhiệt độ BTN từ mô hình thực nghiệm kết cấu mặt đường mềm có lớp bê tông nhựa dày 13cm. Nhiệt độ quan trắc được sử dụng để xây dựng mô hình dự đoán phân bố nhiệt độ BTN theo phương pháp mạng nơron nhân tạo (ANN). Sau đó dữ liệu nhiệt độ tại độ sâu 4cm của BTN được ước tính từ mô hình ANN sẽ được sử dụng để phát triển mô hình hồi quy dự đoán nhiệt độ BTN tại độ sâu 4cm, phục vụ cho thí nghiệm đo độ võng đàn hồi bằng cần Benkelman. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình mạng nơron nhân tạo cho kết quả dự đoán phân bố nhiệt độ trong lớp BTN có độ chính xác rất cao với R2=0,996 và RMSE=0,582oC. Các mô hình hồi quy dự đoán nhiệt độ BTN tại độ sâu 4cm cũng cho kết quả rất khả quan, sai số RMSE giữa các mô hình hồi quy và phân tích ANN có giá trị từ 0,847 oC đến 1,367 oC tùy thuộc số lượng biến số đầu vào mà mô hình yêu cầu
Hỗn hợp asphalt tái chế nguội sử dụng nhũ tương asphalt kết hợp với xi măng đã được cải thiện đáng kể về cường độ và tính ổn định nước. Với hỗn hợp asphalt tái chế sử dụng thêm phụ gia xi măng, thời gian hình thành và phát triển cường độ phụ thuộc nhiều vào điều kiện bảo dưỡng và có thể ảnh hưởng đến đặc tính nứt của hỗn hợp. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá đặc tính kháng nứt của hỗn hợp tái chế nguội được bảo dưỡng ở 25oC, 40oC và 60oC. Tương ứng với mỗi nhiệt độ, thời gian bảo dưỡng hỗn hợp là 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. Kết quả cho thấy rằng, khi tăng nhiệt độ và thời gian bảo dưỡng lên thì cường độ chịu kéo tăng lên. Ở các ngày tuổi bảo dưỡng, khi tăng nhiệt độ bảo dưỡng từ 25oC lên 40oC và 60oC thì năng lượng phá hủy (Gf) và chỉ số kháng nứt CTIndex tăng lên. Ngoài ra, ở mỗi nhiệt độ bảo dưỡng, khi tăng thời gian bảo dưỡng từ 1 ngày lên 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày thì chỉ số CTIndex giảm xuống. Cường độ chị kéo, Gf và chỉ số CTIndex thay đổi không đáng kể đối với hỗn hợp được bảo dưỡng 40oC và 60oC ở 28 ngày tuổi.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.