Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, mức độ nặng, diễn biến, kết quả điều trị giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống (sepsis) tại trung tâm Hồi sức tích cực. Đối tượng: 307 bệnh nhân sepsis có giảm tiểu cầu tại trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân được ghi lại các thông số về số lượng tiểu cầu, thời gian giảm tiểu cầu, vị trí nhiễm khuẩn, kết cục lâm sàng. Kết quả: Có 307 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Viêm phổi là nhiễm khuẩn thường gặp nhất (40%). Thời gian giảm tiểu cầu trung bình là 6,4 ngày. Phần lớn giảm tiểu cầu mức độ trung bình và nặng. Tỷ lệ tử vong/Nặng xin về ở nhóm bệnh nhân giảm tiểu cầu có sepsis/sốc nhiễm khuẩn và DIC khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm sepsis/sốc nhiễm khuẩn không có DIC với OR 3,064, P < 0,05. Kết luận: Giảm tiểu cầu là phổ biến và có liên quan đến kết quả lâm sàng tồi tệ hơn. Như vậy, giảm tiểu cầu khi nhập viện hoặc khi bắt đầu sốc nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm trùng có thể được sử dụng như một dấu hiệu sớm cho phân tầng rủi ro để xác định bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng phức tạp và tăng tỷ lệ tử vong. Các bác sĩ nên tích cực trong chẩn đoán và điều trị nguyên nhân của giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng để cải thiện kết cục lâm sàng.
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, mức độ nặng, diễn biến số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại trung tâm hồi sức tích cực (HSTC). Đối tượng: 39 bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân được ghi lại các thông số về SLTC, thời gian giảm tiểu cầu, tình trạng xuất huyết, thời gian ECMO, kết quả ECMO. Kết quả: Giảm tiểu cầu được quan sát ở 39/39 (100%) bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại trung tâm Hồi sức tích cực. Trong đó, ngày khởi phát giảm tiểu cầu trung bình sau khi thực hiện tim phổi nhân tạo là 1.7±0,8 ngày. Ở nhóm bệnh nhân ECMO thành công, số lượng tiểu cầu tăng rõ rệt sau khi dừng ECMO. Kết luận: Giảm tiểu cầu thường gặp ở bệnh nhân ECMO, bất kể loại chế độ ECMO. Giảm số lượng tiểu cầu có liên quan đến thời gian ECMO. Các cơ chế cơ bản là đa yếu tố, và sự hiểu biết và quản lý vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu sâu hơn để thiết kế các chiến lược theo dõi, quản lý và phòng ngừa nên là một vấn đề cần được quan tâm.
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của siêu âm cơ hoành trong tiên lượng cai thở máy. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được cai thở máy có chỉ định rút ống nội khí quản tại Trung tâm hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đủ tiêu chuẩn cai máy, thử nghiệm thở tự nhiên thành công có chỉ định rút ống nội khí quản. Các thông số thông khí phút (MV), tần số thở, chỉ số thở nhanh nông (RBSI) trên máy thở được lấy khi bệnh nhân thở máy theo phương thức thở PSV, siêu âm cơ hoành tiến hành ngay trước khi rút ống khi bệnh nhân tự thở T-tube qua nội khí quản. Kết quả: tỉ lệ cai máy thở thành công là 73,3% (n = 33), thất bại là 26,7% (n = 12), 18 bệnh nhân có rối loạn cơ hoành (40%) và 27 bệnh nhân không rối loạn cơ hoành (60%), hành trình cơ hoành (DEN) và tỉ lệ dày lên cơ hoành (DTF%) hai bên là không khác nhau ở hai nhóm rút ống thành công và rút ống thất bại. Trong nhóm có rối loạn cơ hoành, DEN phải ở nhóm rút ống thất bại là thấp hơn nhóm rút ống thành công với cut-off < 0,48cm cho độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 60%, diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,86. Kết luận: Siêu âm cơ hoành không có giá trị tiên lượng rút ống khí quản ở tất cả các bệnh nhân. Bệnh nhân có rối loạn cơ hoành DEN phải < 0,48 cm tiên lượng rút ống nội khí quản thất bại, DEN phải > 1cm tiên lượng rút ống nội khí quản thành công ở bệnh nhân ho khạc tốt.
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận đinh về điều trị bệnh nhân nhiễm S. stercoralis có hội chứng siêu nhiễm tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân nhiễm S. stercoralis nhập viện, điều trị tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 2/2013 đến 9/2019. Xác định bệnh nhân bằng xét nghiêm soi trực tiếp thấy ấu trùng filariform lan tỏa ở các vị trí ngoài ruột: trong dịch tiết phế quản, dịch dạ dày hoặc xâm nhập các mô khác. Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả và kết luận: Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nhiễm S. stercoralis: 62,9 ± 13,4 tuổi, 80% có mắc bệnh mạn tính. Trong đó, 46,6% bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài. Thể bệnh hay gặp nhất là viêm phổi (46,7%) viêm màng não mủ (13,3%). Có 36,7% có nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 76,7% thiếu máu, 89,2% giảm albumin máu, hạ natri máu 42,8%. Chỉ 16,7% số bệnh nhân có hội chứng siêu nhiễm có tăng bạch cầu ái toan, 56,5% có huyết thanh dương tính với giun lươn. Bệnh nhân nhiễm S. stercoralis nặng có tỷ lệ diễn biến xấu và tử vong tới 50%. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm tình trạng sốc, điểm SOFA khi nhập viện cao trên 4 điểm, tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi thấp dưới 400 tế bào/mm3 và hạ albumin máu dưới 20 gam/lít.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.