Mục tiêu: Đánh giá thay đổi về thể tích lách sau khi nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (LVD) với mục đích làm phì đại gan ở các bệnh nhân ung thu biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân bị ung thư tế bào gan (26 nam và 6 nữ, tuổi trung vị là 55,5) đã được được thực hiện LVD nhằm tăng thể tích gan từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2023. Một bệnh nhân nữ bị loại khỏi nghiên cứu do được nút bán phần động mạch lách trước LVD để điều trị hạ tiểu cầu do cường lách. Như vậy có 31 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Thể tích gan và lách được đo bằng cắt lớp vi tính (CT) trước và sau can thiệp LVD trong vòng 1 – 3 tháng. Kết quả: 31 bệnh nhân đều có tăng thể tích lách trên CT sau LVD, khác biệt có ý nghĩa thống kê (giá trị trung vị sau LVD là 223,3 so với 185,7 ml trước can thiệp, p < 0,001). Thể tích lách tăng trung bình 21,5% trong vòng 3 tháng sau LVD. Không xảy ra biến chứng liên quan đến thủ thuật LVD. %FLR trước và sau LVD lần lượt là 29,41% (tứ phân vị (IQR) là 7,61) và 48,93% (IQR là 8,62) (p < 0,001). Mức độ phì đại, tốc độ phì đại gan lần lượt là 14,86% (IQR là 8,43), và 16,8 %/tuần (khoảng tứ phân vị là 20,5). Kết luận: Tăng thể tích lách sau LVD là một hiện tượng phổ biến trên CT và không gây ra triệu chứng lâm sàng. Những thay đổi này nên được nhìn nhận là những biến đổi mang tính sinh lý sau can thiệp hơn là những bệnh lý để tránh những đánh giá không cần thiết đối với hiện tượng này.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hoá cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân (BN) xuất huyết tiêu hoá cao được can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong khoảng thời gian từ 10/2017 đến 10/2022. Kết quả: 65 bệnh nhân gồm 44 nam và 21 nữ với độ tuổi trung bình 56,5 tuổi. Nguyên nhân chảy máu: 24 BN sau phẫu thuật mật – tuỵ, 25 trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng chảy máu, 5 BN do viêm tuỵ, 5 BN sau đặt stent đường mật hoặc phẫu thuật đường mật, 2 BN sau chấn thương tụy, 3 BN do dị dạng mạch, 1 BN do u tá tràng chảy máu. 36 BN (55,4%) được thực hiện nội soi dạ dày – tá tràng trước can thiệp, trong đó có 30 BN phát hiện tổn thương nhưng can thiệp thất bại. 43 BN được truyền máu (66,1%), 11 BN (16,9%) phải dùng vận mạch trước can thiệp. Tổn thương trực tiếp được phát hiện ở 49 BN (75,4%): 20 BN có chảy máu hoạt động, 28 BN giả phình ĐM và 1 BN có hình ảnh lóc tách ĐM. 12 trường hợp dùng coils (18,5%), 19 BN dùng keo sinh học (29,2%), 33 trường hợp phối hợp coils và keo sinh học (50,7%), 1 trường hợp được nút mạch tạm thời bằng gelfoam (1,6%). Không có bệnh nhân nào chảy máu tái phát sau 24 giờ, 5 bệnh nhân chảy máu tái phát sau 14 ngày (7,7%). 2 BN có biểu hiện suy gan sau tắc ĐM gan riêng, trong đó có 1 trường hợp suy gan không hồi phục. 2 BN tử vong trong vòng 30 ngày (3,1%). Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiểu quản trong điều trị chảy máu tiêu hoá cao, đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa/can thiệp nội soi thất bại, hoặc những trường hợp biến chứng mạch máu sau can thiệp hoặc phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá tần suất xuất hiện và sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hội chứng sau nút mạch (HCSNM) đối với các bệnh nhân nút động mạch hóa chất (TACE) điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng lipiodol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân HCC được tiến hành TACE tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023. Kết quả: 235 bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng 324 lần TACE. Tần suất gặp HCSNM là 42.9% các lần TACE, triệu chứng hay gặp nhất là sốt (31.17%) và đau hạ sườn phải (27.78%). Các bệnh nhân sử dụng lượng hóa chất nhiều có nguy cơ cao hơn so với sử dụng ít hóa chất (OR=2.44). Các bệnh nhân không được chọn lọc tổn thương trong quá trình nút mạch có nguy cơ cao hơn so với nhóm có chọn lọc tổn thương (OR=2.13). Kết luận: Để giảm thiểu HCSNM, khi can thiệp chúng ta nên chọn lọc tổn thương và giảm liều dùng hóa chất.
TÓM TẮTMục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị dị dạng mạch thận bẩm sinh (AVM) bằng can thiệp nội mạch.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2015, 11 bệnh nhân có AVM thận bẩm sinh được điều trị nút mạch tại Bệnh viện Việt Đức được nghiên cứu với triệu chứng lâm sàng, đặc điểm hình ảnh, cách thức điều trị và biến chứng.Kết quả: 11 bệnh nhân (9 nữ/2 nam) có 10/11 đái máu, 5/11 đau thắt lưng, 1/11 tăng huyết áp; tiến hành nút mạch 11 lần, 7 bệnh nhân nút bằng histocryl + lipiodol, 3 bệnh nhân nút bằng coils, 1 bệnh nhân nút bằng cồn tuyệtđối và histoacryl. Thành công về kĩ thuật và lâm sàng thấy ở tất cả bệnh nhân, 1 bệnh nhân bị sốt, chức năng thận bình thường trước và sau nút.Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị dị dạng mạch thận bẩm sinh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.