Mục tiêu: Đánh giá tần suất xuất hiện và sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hội chứng sau nút mạch (HCSNM) đối với các bệnh nhân nút động mạch hóa chất (TACE) điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng lipiodol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân HCC được tiến hành TACE tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023. Kết quả: 235 bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng 324 lần TACE. Tần suất gặp HCSNM là 42.9% các lần TACE, triệu chứng hay gặp nhất là sốt (31.17%) và đau hạ sườn phải (27.78%). Các bệnh nhân sử dụng lượng hóa chất nhiều có nguy cơ cao hơn so với sử dụng ít hóa chất (OR=2.44). Các bệnh nhân không được chọn lọc tổn thương trong quá trình nút mạch có nguy cơ cao hơn so với nhóm có chọn lọc tổn thương (OR=2.13). Kết luận: Để giảm thiểu HCSNM, khi can thiệp chúng ta nên chọn lọc tổn thương và giảm liều dùng hóa chất.
TÓM TẮTGiới thiệu: Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do giãn tĩnh mạch dạ dày chiếm tỷ lệ 10-36% các trường hợp, tuy nhiên khi có XHTH thì tỷ lệ tử vong cao (14-45% các trường hợp). Để điều trị giãn búi tính mạch dạ dày, chúngtôi tiến hành áp dụng phương pháp dùng bóng chẹn và làm tắc ngược dòng qua đường tĩnh mạch bằng các chất xơ (Balloon-Occluded Retrograde Transvenous Obliteration: BRTO).Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 70 tuổi, có tiền sử viêm gan B mạn tính và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) tái phát sau điều trị, vào viện do xuất huyết tiêu hóa cao. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và nội soi có giãn búi tĩnhmạch dạ dày độ 3-4, kèm xuất huyết. Bệnh nhân được lựa chọn điều trị giãn búi tĩnh mạch dạ dày bằng kỹ thuật dùng bóng chẹn và làm tắc ngược dòng qua đường tĩnh mạch bằng các chất xơ (BRTO). Sau điều trị 3 tháng chụp CLVT kiểm tra thấy búi tĩnh mạch giảm kích thước rõ, không còn ngấm thuốc sau tiêm.Kết luận: BRTO là phương pháp có hiệu quả trong điều trị giãn búi tĩnh mạch dạ dày có hiệu quả cao, ít biến chứng
Mục tiêu: Phân loại và mô tả tỷ lệ các biến thể giải phẫu của động mạch (ĐM) gan ở các trường hợp được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 300 trường hợp được chụp mạch số hóa xóa nền ĐM tạng tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức từ 05/2015 đến 05/2016.Kết quả: Trong số 300 ca được lựa chọn: 232 trường hợp (77,3%) có dạng giải phẫu ĐM gan thông thường (loại I). 68 trường hợp (22,7%) có biển thể giải phẫu: 14 trường hợp (4,7%) thay đổi vị trí xuất phát ĐM gan trái. 11 trường hợp (3,7%) thay đổi vị trí xuất phát ĐM gan phải. 2 trường hợp (0,7%) thay đổi vị trí xuất phát cả ĐM gan phải và ĐM gan trái. 16 trường hợp (5,3%) có ĐM gan trái phụ. 3 trường hợp (1%) có ĐM gan phải phụ. 1 trường hợp (0,3%) có hai ĐM gan phụ. 4 trường hợp (1,3%) thay đổi vị trí của ĐM gan phải và có ĐM gan trái phụ. 12 trường hợp (4%) có ĐM gan chung đổi vị trí. 3 trường hợp (1%) có 2 ĐM gan. 1 trường hợp (0,3%) có ĐM gan chung xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên và ĐM gan trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái. 1 trường hợp (0,3%) có ĐM gan phải xuất phát từ ĐM chủ bụng, ĐM gan trái xuất phát từ ĐM vị trái.Kết luận: Dạng giải phẫu thông thường của ĐM gan chiếm tỷ lệ lớn, một số dạng biến đổi giải phẫu hiếm gặp của ĐM gan trước đây không gặp trong nghiên cứu này, tuy nhiên có 2 trường hợp biến thể giải phẫu ĐM gan trong nghiên cứu chưa thấy công bố tại các báo cáo trước đây.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.