Nghiên cứu tiến cứu trên 21 bệnh nhân (29 nhân tuyến giáp: 8 nhân ác tính, 21 nhân lành tính), được chụp cộng hưởng từ khuếch tán với các giá trị b200, 300, 400, 500, 600, 700, 800 và đo giá trị ADC, 21 nhân có chọc hút tế bào, được đối chiếu với giải phẫu bệnh sau mổ.Kết quả: cộng hưởng từ khuếch tán có giá trị cao trong chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp, có thể lấy chuỗi xung hệ số khuếch tán b200 làm đại diện, khi đó giá trị ADC trung bình của nhóm nhân ác tính và lành tính lần lượt là: 1.45±0,30x10-3mm2/s và 2.26±0,33x10-3mm2/s, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, giá trị cut-off của ADC là 1,98x10-3mm2/s, giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính, độ chính xác lần lượt là 100%; 81%; 66,7%; 100%; 86,2%. Cộng hưởng từ khuếch tán có giá trị cao hơn chọc hút tế bào trước mổ để chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp, vì vậy với những bệnh viện không có điều kiện làm sinh thiết tức thì trong mổ thì cộng hưởng từ khuếch tán là phương pháp hữu hiệu cần được chỉ định.
Mục tiêu: Đánh giá tần suất xuất hiện và sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hội chứng sau nút mạch (HCSNM) đối với các bệnh nhân nút động mạch hóa chất (TACE) điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng lipiodol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân HCC được tiến hành TACE tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023. Kết quả: 235 bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng 324 lần TACE. Tần suất gặp HCSNM là 42.9% các lần TACE, triệu chứng hay gặp nhất là sốt (31.17%) và đau hạ sườn phải (27.78%). Các bệnh nhân sử dụng lượng hóa chất nhiều có nguy cơ cao hơn so với sử dụng ít hóa chất (OR=2.44). Các bệnh nhân không được chọn lọc tổn thương trong quá trình nút mạch có nguy cơ cao hơn so với nhóm có chọn lọc tổn thương (OR=2.13). Kết luận: Để giảm thiểu HCSNM, khi can thiệp chúng ta nên chọn lọc tổn thương và giảm liều dùng hóa chất.
TÓM TẮTMục tiêu: đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp gây tắc ổ dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng đường nội mạch có phối hợp tiêm trực tiếp trước phẫu thuật.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng, tiến hành trên 16 bệnh nhân (BN) trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 4/2012, tại Bệnh viện Việt Đức.Kết quả: tổng số 16 BN được nút tắc ổ dị dạng bằng đường nội mạch có phối hợp bơm trực tiếp ổ dị dạng qua da, nằm trong độ tuổi 20-40 là chủ yếu (66,5%), có 20 lần can thiệp trước phẫu thuật, tắc gần hoàn toàn ổ dị dạng đạt (80%), phẫu thuật lấy bỏ hoàn toàn ổ dị dạng đạt 94%, hiệu quả cầm máu trong mổ đạt 88,2%. Thời gian nằm viện trung bình với các BN can thiệp và phẫu thuật 1 lần là 11,9 ngày.Kết luận: phương pháp gây tắc ổ dị dạng bằng đường nội mạch phối hợp với tiêm trực tiếp ổ dị dạng bằng keo sinh học là phương pháp an toàn, hiệu quả, làm giảm nguy cơ chảy máu trong mổ, đem lại khả năng lấy bỏ toàn bộ tổn thương, tránh tái phát cho BN.
Mục tiêu: nghiên cứu giá trị của Cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp được chụp Cắt lớp vi tính 256 dãy (CLVT-256) và chụp động mạch số hóa xóa nền (DSA) mạch vành từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2022. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 46 BN có điểm vôi hóa Agaston ≥ 400 gồm 29 nam và 17 nữ. Tuổi trung bình là 70.17±10.51 (từ 41 đến 93 tuổi), chủ yếu ở nhóm tuổi >60 với tỷ lệ 78.26%, trung trung bình của nam thấp hơn nữ (p<0.05). ở mức độ bệnh nhân, giá trị của CLVT-256 trong chẩn đoán hẹp mạch vành ≥50% có độ nhạy Se = 97.7%, độ đặc hiệu Sp=50%, giá trị dự báo dương tính PPV = 97.7%, giá trị dự báo âm tính NPV = 50%, độ chính xác Acc = 97.7%. Mức độ tương đồng chẩn đoán hẹp mạch vành có ý nghĩa của CLVT-256 đối chiếu với DSA là tốt với các nhánh động mạch LAD và LCx có điểm vôi hóa ≤400 (kappa là 0,62 và 0,85), mức độ tương đồng chẩn đoán là trung bình đối với các nhánh còn lại (kappa từ 0,5 đến 0,62). Giá trị của chẩn đoán hẹp ý nghĩa của CLVT-256 đối chiếu với DSA trên từng đoạn động mạch có độ chính xác từ 71,7 % đến 97,5%. Kết luận: giá trị chẩn đoán CLVT-256 về mức độ hẹp mạch vành ý nghĩa là đáng tin cậy đối các trường hợp có điểm vôi hóa cao.
TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích so sánh khả năng của CHT và PET/CT trong chẩn đoán xác định ung thư, đánh giá giai đoạn khối u theo TNM, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp thông qua điểm y văn. Kết quả cho thấy PET/CT có ưu điểm trong đánh giá giai đoạn khối u (T) và đánh giá tình trạng hạch bạch huyết tại chỗ, đặc biệt là đối với các khối u nguyên phát ở những vị trí mà CLVT có giá trị cao như phổi hoặc đầu/cổ. Tuy nhiên, nhược điểm là nhiễm xạ và giá thành cao. CHT toàn thân có độ chính xác cao trong phát hiện các di căn xa đặc biệt là ở xương, gan, hệ thống thần kinh trung ương. CHT được xem như lựa chọn đầu tiên trong trường hợp các u nguyên phát có sự gắn FDG kém như carcinoma tế bào thận, tiền liệt tuyến. Ngoài ra, CHT rất tốt trong đánh giá chính xác tình trạng toàn bộ khung xương và có hiệu quả cao trong đánh giá giai đoạn các bệnh lý tủy xương ác tính.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.