Nhân viên y tế có kiến thức và thực hành tốt về phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần quan trọng vào việc khống chế dịch COVID-19 lây lan. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỉ lệ nhân viên y tế tại Bệnh viênh Chợ Rẫy có kiến thức và thực hành đúng về phòng, chống dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan, năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 199 nhân viên y tế trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức và thực hành đúng phòng, chống dịch COVID-19 lần lượt là 98% và 94,5%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa cái yếu tố như nhóm tuổi, tình trạng sống một mình, trực phòng chống dịch, nội dung được đào tạo, nguồn thông tin về COVID-19 với kiến thức phòng chống COVID-19 của NVYT bệnh viện Chợ Rẫy.
Đặt vấn đề: Lá bìm bịp (Clinacanthus nutans) được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị chứng khó tiểu, tiểu ít. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của cao chiết nước và cồn 70o từ lá bìm bịp lên thể tích và nồng độ chất điện giải nước tiểu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 chuột Swiss albino được chia thành các lô và được uống nước cất, cao nước, cao cồn từ lá bìm bịp hoặc furosemid. Đo thể tích nước tiểu chuột sau 1, 2, 3, 4, 5,24 giờ. Phân tích chất điện giải nước tiểu 24 giờ. Kết quả: Thể tích nước tiểu của chuột uống các cao lá bìm bịp tăng sau 5 giờ (p<0,05). Nồng độ Na+ và Cl- nước tiểu 24 giờ tăng có ý nghĩa ở chuột uống các cao lá bìm bịp (p<0,05). Nồng độ K+ nước tiểu 24 giờ ở lô cao cồn 2000 mg/kg thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với lô furosemid 10 mg/kg. Kết luận: Các cao từ lá bìm bịp làm tăng thể tích nước tiểu, tăng thải muối; cao cồn lá bìm bịp 2000 mg/kg làm giảm tác dụng phụ hạ K+ huyết so với furosemid.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 Pfizer ở người trưởng thành tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được thưc hiện trên 813 đối tượng nghiên cứu trong thời gian từ 10/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ phản ứng tại chỗ sau tiêm mũi 1 là 14,8%, mũi 2 là 40,2%. Các phản ứng thường gặp là mệt mỏi (10,3% ở mũi 2 đến 38,0 % ở mũi 2), tăng cảm giác đau (mũi 1: 7,8% và mũi 2: 18,0%), sốt dưới 38,5oC (mũi 1: 3,7 %; mũi 2: 19,8%). Tỷ lệ xảy ra các phản ứng nguy hiểm rất thấp. Các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng Covid 1-9 Astrazeneca thường xảy ra từ 1 đến 24 giờ sau tiêm. Kết luận: Tỷ lệ phản ứng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 Pfizer ở người trưởng thành tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021 tương đối cao, tuy nhiên chủ yếu là những phản ứng thông thường như sốt, đau mỏi người hay đau tại chỗ tiêm.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức đúng và thực hành đúng phòng chống Covid-19 của nhân viên y tế (NVYT) tại một số cơ sở y tế (CSYT) tại Hà Nội năm 2021. Nghiên cứu tiến hành trên 530 NVYT tại các CSYT Hà Nội, năm 2021. NVYT có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (31,13%). Tỷ lệ NVYT đã kết hôn là 81,13%, họ có tham gia trực phòng chống COVID-19 và có tiếp xúc với người mắc COVID-19 (chiếm 87,55% và 82,45%). 96,42% NVYT có kiến thức đúng về lây chéo trong cơ sở Y tế; 99,43% có kiến thức đúng về đường lây nhiễm qua nước bọt. 90,57% NVYT có kiến thức đúng về lây nhiễm qua không khí. Trên 83,77% NVYT khối dự phòng và điều trị đều có kiến thức đúng về sốt, ho, đau họng, khó thở, cần tư vấn cho ca nghi ngờ và có kiến thức đúng về biện pháp thông thoáng phòng bệnh. NVYT đều có kiến thức đúng về tiên lượng và xét nghiệm COVID-19, không phải tất cả người bệnh đều nặng (96%); người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính, béo phì có thể tiên lượng nặng hơn (96,4%). Trên 90,94% NVYT trong cả khối điều trị và dự phòng thực hành đúng trong việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân phòng lây nhiễm COVID-19 trong khi làm việc, sử dụng khẩu trang đúng chủng loại(N95), sử dụng kính bảo hộ hoặc mặt nạ phòng độc, sử dụng mũ chụp đầu, sử dụng găng tay. Tuy nhiên, chỉ có 29,25% NVYT cách ly với gia đình trong mùa dịch
TÓM TẮTMục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương dạng nốt tuyến giáp trên siêu âm. 2. Tìm hiểu giá trị của phân loại TIRADS trong đánh giá nguy cơ ác tính các nốt tuyến giáp.Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu bằng siêu âm và đối chiếu giải phẫu bệnh sau phẫu thuật trên 180 bệnh nhân có tổn thương dạng nốt tuyến giáp đang được điều trị tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế.Kết quả: Dấu hiệu có độ nhạy cao nhất là tổn thương dạng đặc (93,8%). Dấu hiệu có độ đặc hiệu cao nhất là chiều cao lớn hơn chiều rộng (98,2%). Áp dụng phân loại TIRADS trong siêu âm chẩn đoán phân biệt các tổn thương dạng nốt tuyến giáp lành tính và ác tính có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 92,1%, giá trị dự báo dương tính 51,9%, giá trị dự báo âm tính 98,7% và độ chính xác 91,7%.Kết luận: Phân loại TIRADS của tác giả Jin Young Kwak là đơn giản, thuận lợi để áp dụng trong thực hành lâm sàng và độ chính xác cao.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.