Mở đầu: Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp trên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Thiếu máu trên bệnh ĐTĐ làm tăng các biến chứng nặng và tăng tỷ lệ tử vong. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 tại Khoa Khám Bệnh (KKB) - Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 tại KKB - BVCR. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên (bệnh nhân) BN ĐTĐ típ 2 đến khám sức khỏe tổng quát tại KKB - BVCR trong tháng 11 năm 2022. Kết quả: Nghiên cứu trên 207 BN ĐTĐ típ 2 với tuổi trung bình là 66,2 ± 9,85 tuổi, tỷ lệ nam là 93,7%. BN có tiền căn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 83,6%. Hemoglobin (HGB) trung bình là 14,5 ± 2,59 g/dL. HbA1c trung bình là 7,47 ± 1,68%. Tỷ lệ thiếu máu là 12,56%. Không có mối liên quan giữa thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 với giới tính và việc kiểm soát đường huyết. Có mối liên quan giữa thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 với độ lọc cầu thận (eGFR) < 60 mL/phút/1,73m2 (p < 0,001). Kết luận: Thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 chiếm tỷ lệ khá cao (12,56%). Thiếu máu trên bệnh ĐTĐ típ 2 có mối liên quan với eGFR < 60 mL/phút/1,73m2.
Hệ thống thành lập bản đồ thời gian thực là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology - ICT), kỹ thuật bản đồ và phân tích không gian GIS (Geographical Information System) theo thời gian thực. Hệ thống này có kiến trúc bao gồm lớp cảm biến và cơ sở hạ tầng; lớp chức năng và dịch vụ; lớp ứng dụng và hiển thị trước khi phân phối đến người dùng. Sự phát triển của ICT và GIS đã tạo lập nên cơ sở để hình thành và phát triển một sản phẩm hiện đại của bản đồ học: Bản đồ thời gian thực, nhằm cung cấp kịp thời, nhanh chóng thông tin, dữ liệu gắn với không - thời gian của các đối tượng, hiện tượng, quá trình tự nhiên, môi trường và xã hội đến người dùng một cách trực quan, sinh động. Bài báo này giới thiệu hạ tầng công nghệ chính được phát triển, ứng dụng vào thành lập bản đồ thời gian thực và giới thiệu hệ thống xuất bản bản đồ tiếng ồn thời gian thực đã được Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phát triển thành công năm 2021.
Recent studies searched for social positivity among Vietnamese elderly people through their social participation. The question, however, is whether such participation is entirely positive and what factors help explain the social participation of the elderly in Vietnam today. This article, drawn from a qualitative study of older people in Hanoi and Vĩnh Long, examines the social participation of older people from an active ageing approach. The article addresses the following aspects: taking care of children and grandchildren, taking care of the elderly, participating in volunteer activities, and participating in the politics of the elderly. The results show the fact that the elderly place themselves in a dependent relationship with their children and grandchildren can be a factor hindering their old-age well-being. The life course approach also suggests building infrastructure and providing services for the elderly that take into account spatial familiarity to give them a sense of security.
Mục tiêu: Nghiên cứu tình trạng mòn răng và tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến mòn răng trên sinh viên Răng Hàm Mặt trong độ tuổi từ 18 đến 25. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả. Mức độ mòn răng được một người đánh giá trực tiếp trên lâm sàng theo Chỉ số mòn răng Tooth Wear Index (TWI) của Smith và Knight (1984), các yếu tố khớp cắn do hai điều tra viên khác đánh giá. Kết quả: Tỷ lệ mòn răng trong nghiên cứu: 98,1%.Tỷ lệ răng bị mòn cổ là 68,6%, mòn mặt nhai/cạnh cắn là 98,1%, mòn mặt ngoài là 23,3%, mòn mặt trong là 32,9%. Mức độ mòn răng trung bình là 0,29 ± 0,09. Tuổi, trụt nướu và độ nhô múi cao là các yếu tố có mối liên quan đối với tổn thương mòn vùng cổ răng. Nghiến răng, cắn sâu, độ nhô múi thấp và trung bình có mối liên quan mòn mặt nhai. Cắn hở là yếu tố bảo vệ, làm chậm tiến trình mòn cạnh cắn. Yếu tố tuổi tăng có ý nghĩa với tăng mức độ mòn ở mặt ngoài. Kết luận: Các yếu tố liên quan đến mòn răng theo tỉ lệ thuận như tuổi, trụt nướu, tình trạng khớp cắn.
Mục tiêu: Xác định đột biến và tần số các haplotype trên các gen khác nhau liên quan đến kháng tại một số huyện không có giao lưu biên giới Campuchia của tỉnh Đăk Lăk. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đánh giá các chỉ điểm phân tử liên quan đến kháng thuốc dihydroartemisinin-piperaquine, artesunate-mefloquine từ các phân lập của mẫu máu khô thu thập của bệnh nhân sốt rét do P.falciparumtại đa trung tâm trong thời gian 2017-2020. Tất cả phân lập được phân tích để tìm các chỉ điểm gen kháng thuốc Pfk13, Pfplasmepsine2, Pfmdr1,Pfcrt bằng giải trình tự Sanger. Ngoài ra, số bản sao gen Pfplasmepsine2được đánh giá bằng real-time PCR. DNA được tinh khiết với bộ QIAamp DNA Mini kits (QIAGEN, Düsseldorf, Đức), tất cả kiểu gen phân tích giải trình tự chọn lọc bộ gen ký sinh trùng tại Viện Wellcome Sanger (Anh), Viện Pasteur(Campuchia), Viện First Base DNA sequencingAxil Scientific(Singapore), các kiểu gen được chuyển dịch thành các kiểu gen đơn bộ kháng thuốc. Kết qủa: Tổng số 55 và 79 mẫu phân lập được chẩn đoán xác định P. falciparumdưới kính hiển vi, thu thập tại các cơ sở y tế tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn (2017-2018) và (2019-2020). Kết quả chỉ ra có tỷ lệ cao các đột biến Pfk13-C580Yliên quan kháng artemisinin từ 83,6%(46/55) đến 100% (79/79) và PfPlasmepsine 2(>1,5 copy) từ 20% (11/55) đến 77,2% (61/79)cũng như đột biến exonuclease E415G liên quan đến kháng piperaquine từ 88,5% (44/55)đến 91,1% (72/79) trong thời gian (2017-2018) và (2019-2020). Mặt khác, tần suất các đột biến kháng với nhóm thuốc 4-aminoquinoline loại Pfcrt (72-76 CVIET) là 92,7% (51/55) và 91,1% (72/79), rất ít các đột biến Pfcrt (72-76CVIDT), Pfcrt (72-76 CVVET), Pfcrt (72-76 WGIET), Pfcrt F145I (<5%). Điểm quan tâm là có tỷ lệ chỉ điểm Pfmdr1 (>1,5 copy) cao liên quan đến kháng mefloquine, từ 23,6% (13/55) giai đoạn (2017-2018), nhưng chỉ có 1,3% (1/79) trong giai đoạn (2019-2020). Đáng lưu ý là nhóm phân lập có hai chỉ điểm đồng thời Pfk13-C580Y+ PfPlasmepsine2(kháng với DHA-PPQ) là 16,4% (9/55) va 77,2% (61/79) và Pfk13-C580Y+ Pfmdr1CNV (kháng với ASMQ) là 21,8% (12/55) và 1,3% (1/79) lần lượt trong khoảng thời gian 2017-2018 và 2019-2020.Chưa thấy phân lập nào có từ 3 hay 4 loại đột biến trong nghiên cứu này. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ một hay hai chỉ điểm di truyền Pfk13-C580Yvà PfPlasmepsine 2/exonuclease E415G đồng thời rất cao, liên quan đến kháng artemisinin và piperaquine. Tỷ lệ đột biến Pfmdr1 liên quan đến kháng mefloquine cao cần phải theo dõi chặt chẽ. Vai trò giám sát các chỉ điểm phân tử liên quan kháng ACTs là rất quan trọng để bổ sung dữ liệu vào thay đổi chính sách thuốc quốc gia tại Việt Nam.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.