Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện phổi trung ương từ tháng 01/2022 đến 11/2022. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 57 ± 11, nam giới chiếm 78%. Tiền sử lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 76%, đái tháo đường chiếm 20%. Thời gian phát hiện bệnh muộn, trung bình từ 8,22 ± 10,4 tháng. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho, khạc đờm (72%) và ho máu (56%). Tổn thương trên CLVT lồng ngực chủ yếu ở thùy trên 94%, tổn thương hang 86%, hình ảnh u nấm 76%. Cấy nấm Aspergillus (+) 26,7% - 36,4% trong đó Aspergillus fumigatus chiếm 95%; xét nghiệm Aspergillus Galactomannan dương tính 80% - 97,1%. Kết luận: Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi trung niên, có tiền sử lao phổi và được phát hiện muộn. Ho khạc đờm và ho máu là biểu hiện lâm sàng chính. Tổn thương Xquang chủ yếu ở thùy trên với hình ảnh hang và u nấm chiếm ưu thế. Cấy nấm kết quả dương tính thấp và hầu hết là Aspergillus fumigatus. Xét nghiệm Aspergillus Galactomannan có tỉ lệ dương tính cao.
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên năm thứ ba trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã được thực hiện với cỡ mẫu 352 sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đáp ứng tiêu chuẩn phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra 4 yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến dự định việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên: yếu tố trường học, yếu tố bạn bè, yếu tố gia đình yếu tố cá nhân. Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định việc làm của sinh viên có mức độ ảnh hưởng khác nhau, ảnh hưởng rõ rệt là yếu tố trường học và yếu tố gia đình.
Đặt vấn đề: Xây dựng bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của điều dưỡng về chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS) là cần thiết, qua đó tạo điều kiện can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành ERAS dành cho điều dưỡng ngoại khoa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bộ câu hỏi KAP về ERAS được xây dựng dựa trên các khuyến cáo và nghiên cứu liên quan đến ERAS. Tính giá trị của bộ câu hỏi thực hiện thông qua ý kiến của 5 chuyên gia, được đo lường bằng chỉ số hiệu lực nội dung (I-CVI, S-CVI) và chỉ số tin cậy về đồng thuận của các chuyên gia (Cohen’s Kappa). Độ tin cậy của bộ câu hỏi phân tích với 102 mẫu, xác định bằng 3 hệ số chính là hệ số nhất quán (Cronbach’s Alpha), hệ số ổn định cấu trúc (Split-Half) và hệ số khám phá nhân tố (KMO). Kết quả: Chỉ số I-CVI của các thành phần KAP trong nghiên cứu đạt từ 0,8 – 1,0Chỉ số S-CVI đạt từ 0,99 – 1,0 và Cohen’s Kappa đạt từ 0,76 – 1,0. Hệ số nhất quán Cronbach’s Alpha KAP tương ứng là 0,67, 0,89, 0,86, Cronbach’s Alpha của toàn bộ câu hỏi đạt 0,81 (p<0,05). Hệ số ổn định cấu trúc Split-Half của kiến thức đạt 0,61- 0,62, thái độ đạt 0,80 - 0,82, và thực hành là 0,76 - 0,84. Hệ số KMO đạt 0,7 (p<0,05). Kết luận: Bộ câu hỏi này có tính giá trị, độ tin cậy cao, có thể được sử dụng để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành ERAS của điều dưỡng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm, cộng hưởng từ và chụp mạch số hoá xoá nền của các bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có bí tiểu cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ở những bệnh nhân vào viện vì bí tiểu cấp được chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) tại trung tâm Điên quang, bệnh viện Bạch Mai từ 07/2017 đến 07/2018. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi, khám lâm sàng, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (CHT) trước và sau can thiệp. Kết quả và kết luận: Có 14 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu với thể tích TTL trung bình trên siêu âm là 80,57 ± 50,58cm3, dày thành bàng quang có 9/14 trường hợp (64,3%), túi thừa bàng quang có 3/14 trường hợp (21,4%), không có bệnh nhân nào có sỏi bàng quang. Phân bố vùng tăng sản: 78,6% tăng sản vùng chuyển tiếp, 7,1% bệnh nhân tăng sản vùng trung tâm, và 14,3% tăng sản cả vùng chuyển tiếp và vùng trung tâm, không có bệnh nhân nào tăng sản vùng ngoại vi. Thể tích TTL trung bình trên cộng hưởng từ của nhóm nghiên cứu là 82,35 ± 51.24cm3, 11/14 bệnh nhân có hình ảnh điển hình cho TSLTTTL, 3/14 bệnh nhân có tín hiệu không đồng nhất trên cộng hưởng từ, không có bệnh nhân nào có đặc điểm hình ảnh nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. Kiểu phân chia động mạch chậu trong 26 bên khung chậu: nhóm A chiếm 69,2%, nhóm B chiếm 23,1%, nhóm C chiếm 7,7%. Với 13 bệnh nhân và 26 bên khung chậu được thực hiện thành công, có 22 bên khung chậu có 1 động mạch TTL, 4 bên khung chậu có 2 động mạch TTL. Đường kính trung bình của động mạch TTL: bên có 1 động mạch TTL là 1,92±0,52, bên có 2 động mạch TTL là 1,45±0,16
Đặt vấn đề: HIV/AIDS vẫn luôn là vấn đề nóng trên toàn cầu, gây ra nhiều gánh nặng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe thể chất, mà còn đến sức khỏe tâm thần bệnh nhân HIV. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thì biến cố bất lợi là yếu tố quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, các biến cố bất lợi và mối liên quan giữa các biến cố bất lợi đến trầm cảm ở bệnh nhân HIV đang điều trị ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 777 bệnh nhân HIV đang điều trị tại bốn phòng khám ngoại trú quận 3, quận 6, quận 8 và quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV là 41,4%. Biến cố bất lợi thường gặp nhất là có vần đề về tài chính và việc làm. Khoảng 37% có từ 3 biến cố bất lợi trở lên trong 30 ngày qua. Số lượng các biến cố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. Trầm cảm ở bệnh nhân gặp 1-2 biến cố (OR=2,91; KTC 95%: 1,72–4,94), bệnh nhân gặp 3-4 biến cố (OR=30,88, KTC 95%: 17,21–55,41), bệnh nhân gặp từ 5 biến cố trở lên (OR=312,74, KTC 95%: 112,46–869,75) cao hơn so với bệnh nhân không gặp biến cố. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV khá cao và có nhiều các biến cố bất lợi mà bệnh nhân HIV gặp phải. Kết quả cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số biến cố bệnh nhân HIV gặp phải và trầm cảm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.