Mục tiêu: Đánh giá kết quả có thai của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh được chuẩn bị bằng phác đồ tự nhiên và phác đồ ngoại sinh. Phương pháp: Mô tả hồi cứu trên 86 bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh được chuẩn bị niêm mạc bằng một trong hai phác đồ, trong thời gian từ tháng 12/2022 tới tháng 3/2023, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Độ dày niêm mạc tử cung tại thời điểm kết thúc pha tăng sinh không có sự khác biệt giữa hai phác đồ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có thai của phác đồ tự nhiên (65.7%) và phác đồ ngoại sinh (68.6%). Kết luận: Chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng phác đồ tự nhiên là phương pháp sinh lý, hiệu quả với tỉ lệ có thai tương đương với phác đồ ngoại sinh.
Mục tiêu: Phân tích ảnh hưởng tới giảm th ị lực của các tổn thương võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: 259 bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội, được đo thị lực và chụp ảnh đáy mắt năm 2022. Kết quả: Khả năng mắt có thị lực thấp ở nhóm có xuất tiết cứng là 11,69 so với nhóm không có; nhóm có xuất tiết mềm là 5,43 so với không có; ở giai đoạn tăng sinh là 24,8 so với giai đoạn không tổn thương với p<0,05. Kết luận: Xuất tiết cứng, xuất tiết mềm và giai đoạn tăng sinh là những yếu tố làm tăng khả năng mắt có thị lực thấp ở bệnh nhân đái tháo đường.
Kháng kháng sinh hiện đang là vấn đề toàn cầu, đang gia tăng do tình trạng sử dụng kháng sinh không phù hợp trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp và y học. Mục tiêu : Xác định các loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết và khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 113 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có cấy máu mọc vi khuẩn. Kết quả: Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất là Escherichia coli chiếm 33,6%, tiếp đó là Staphylococus aureus (23,8%), Klebsiella pneumonia (12,4%), Acinetobacter Baumanni (10,6%). 40-50% các chủng E.coli đã kháng hoặc kém nhạy với cephalosporin thế hệ 3, Ciprofloxacin, tỉ lệ kháng với Colistin, kháng sinh nhóm Carbapenem thấp (lần lượt là 3,4% và dưới 6%), 77,7% các chủng còn nhạy với Amikacin. 52,2% các chủng S.aureus đề kháng với Oxacillin.63,6% các chủng K.pneumoniae đề kháng với Fosfomycin, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid thấp dưới 8%. Các chủng A.baumanni đề kháng thấp (dưới 10%) với các kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid, Quinolon, chỉ có 8,3% nhạy với Ceftriaxone. Kết luận: Tại BV Trung ương Thái Nguyên, đa số các vi khuẩn gram âm còn nhạy với kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid.
Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên 310 học sinh (HS) khối 4 và khối 5 nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về rửa tay với xà phòng (RTVXP) của HS tiểu học. Các hoạt động truyền thông được thực hiện trong 8 tuần tại trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS có kiến thức đúng và thái độ tốt về RTVXP tăng cao sau can thiệp, 73,3% và 92,0% so với 51,9% và 86,5% trước can thiệp. Thực hành rửa tay tại các thời điểm cần thiết và RTVXP của HS cũng được cải thiện rõ rệt, tăng 10,7% - 42,6% so với thời điểm khảo sát ban đầu. Phương pháp can thiệp đã cải thiện đáng kể kiến thức, thái độ và thực hành về RTVXP của HS tiểu học. Các trường tiểu học cần duy trì và tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao thực hành RTVXP của HS, góp phần nâng cao sức khỏe.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm và kết quả điều trị các khối u trên các mắt bị u nguyên bào võng mạc (UNBVM) được điều trị bảo tồn nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng 100 khối u trên 48 mắt của 43 bệnh nhân có chỉ định bảo tồn nhãn cầu theo phân loại quốc tế UNBVM. Kết quả: Độ tuổi TB: 15,7 tháng ± 12, 8 tháng (nhỏ nhất 1 tháng tuổi). Lí do phát hiện bệnh chủ yếu là khám sàng lọc 35/43 (81,4%), chủ yếu hình thái UNBVM 2 mắt 38/43 BN. Tổng số 100 khối u với số khối u trung bình: 2,3 ± 1,67 u /mắt (ít nhất 1 khối u và nhiều nhất là 7 khối u trong 1 mắt). ĐK lớn nhất TB u là 5,8 ± 5,2mm (1 - 21mm) và chiều cao TB 3,5 ± 3,4mm (1 - 15mm). Thời gian xuất hiện khối u mới TB là 6,6 ± 3,9 tháng (1- 15 tháng). Có 24 u tái phát thời gian TB là 11 tháng (sớm nhất là sau 1 tháng và muộn là 17 tháng). Có 32/100 u chỉ điều trị trực tiếp tại mắt bằng laser và/hoặc lạnh đông và 68/100 u được điều trị hóa chất phối hợp với điều trị tại mắt với số đợt điều trị laser bổ sung trung bình 3,4 đợt và số đợt điều trị lạnh đông trung bình là 2,3 đợt. Kết quả điều trị: đường kính lớn nhất của khối u giảm trung bình là 3,41 ± 2,70 mm/u và chiều cao giảm trung bình 1,97 ± 2,04 mm/u. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với so sánh T ghép cặp (p <0,01). Có 85/100 khối u thoái triển trong đó có 70% khối u đạt kết quả tốt, 15% khối u có tái phát nhưng vẫn điều trị khỏi và 15% khối u có kết quả xấu. Theo thời gian, các hình thái thoái triển 2 và 3 sẽ chuyển về hình thái thoái triển 1 và 4. Các khối u thoái triển hình thái 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (64%), hình thái 1 (16%), hình thái 2 (3%) hình thái 3 (2%) (p<0,01). Kết luận: UNBVM là bệnh lý ác tính nhưng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại mắt đơn thuần hoặc phối hợp với hóa chất. Khối u được coi là điều trị khỏi khi u giảm kích thước và thoái triển hoàn toàn để lại sẹo hắc võng mạc (hình thái 4) hoặc các đám tổ chức không còn hoạt tính canxi hóa hoặc không canxi hóa (hình thái 1,2,3).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.