Kháng kháng sinh hiện đang là vấn đề toàn cầu, đang gia tăng do tình trạng sử dụng kháng sinh không phù hợp trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp và y học. Mục tiêu : Xác định các loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết và khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 113 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có cấy máu mọc vi khuẩn. Kết quả: Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất là Escherichia coli chiếm 33,6%, tiếp đó là Staphylococus aureus (23,8%), Klebsiella pneumonia (12,4%), Acinetobacter Baumanni (10,6%). 40-50% các chủng E.coli đã kháng hoặc kém nhạy với cephalosporin thế hệ 3, Ciprofloxacin, tỉ lệ kháng với Colistin, kháng sinh nhóm Carbapenem thấp (lần lượt là 3,4% và dưới 6%), 77,7% các chủng còn nhạy với Amikacin. 52,2% các chủng S.aureus đề kháng với Oxacillin.63,6% các chủng K.pneumoniae đề kháng với Fosfomycin, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid thấp dưới 8%. Các chủng A.baumanni đề kháng thấp (dưới 10%) với các kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid, Quinolon, chỉ có 8,3% nhạy với Ceftriaxone. Kết luận: Tại BV Trung ương Thái Nguyên, đa số các vi khuẩn gram âm còn nhạy với kháng sinh nhóm Carbapenem, Aminosid.
Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa – Trực khuẩn mủ xanh) là một mầm bệnh cơ hội gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng mạn tính ở người. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ kháng kháng sinh của các chủng P. aeruginosa phân lập được từ các bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2017 đến 2021. P. aeruginosa được phân lập từ một số bệnh phẩm khác nhau tại Khoa Vi sinh. Phân lập, định danh và xác định mức độ nhạy cảm với các kháng sinh. Kết quả: Nuôi cấy dương tính 15,87% (7537 chủng/ 47500 mẫu bệnh phẩm lâm sàng: Đờm, nước tiểu, mủ, dịch vết thương, dịch hút khí quản và máu). Trong đó, có 505 chủng P. aeruginosa chiếm 6,70% số chủng vi khuẩn phân lập được và chúng đã đề kháng với các kháng sinh ceftazidime (37,12%), cefepime (49,41%), piperacillin (23,00%), piperacillin/tazobactam (18,42%), ciprofloxacin (40,37%), levofloxacin (38,41%), ofloxacin (43,55%), netilmycin (33,73%), tobramycin (34,93%), amikacin (32,24%), imipenem (27,80%), meropenem (35,57%). Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy các loại thuốc kháng sinh như: Imipenem, meropenem, ciprofloxacin, gentamicin, amikacin và tobramycin được cho là lựa chọn tốt, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã nhận thấy có sự gia tăng đề kháng các loại kháng sinh trên. Kết luận: Việc xác định mức độ đề kháng với kháng sinh của P. aeruginosa là rất cần thiết.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm bệnh và khảo sát các biến chứng ở bệnh nhân cúm mùa. Đối tượng và phương pháp: quan sát mô tả. Đối tượng 807 bệnh nhân cúm mùa. Kết quả: Bệnh cúm mùa gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là dưới 2 tuổi chiếm 26,6%, tiếp theo là tuổi 2 – 5 tuổi và tuổi già >65 tuổi. Yếu tố dịch tế rõ ràng tiếp xúc với người bị cúm là 49,3%, không tiếp xúc và không xác định chiếm 50,7%. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cao (96,8%), đau đầu, biểu hiện viêm hô hấp trên: chảy mũi, đau họng, ho chiếm 90,3% và đau mỏi toàn thân chiếm 72,7%. Cúm A chiếm tỷ lệ là chủ yếu (89,5%), cúm B chiếm tỷ lệ rất thấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Tỷ lệ biến chứng chung ở 2 nhóm cúm A,B cao (52,6%) chủ yếu là viêm phế quản, biến chứng gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi. Cúm A tỷ lệ biến chứng nhiều hơn cúm B, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; người bệnh có bệnh mãn tính kèm theo tỷ lệ gặp biến chứng rất cao so với nhóm người khỏe mạnh bị cúm. Biến chứng thường gặp viêm phế quản cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (19,4%); viêm họng cấp (17,8%), viêm phổi, viêm thanh quản cấp, viêm tai giữa là những biến chứng ít gặp hơn. Kết luận: Cúm mùa là bệnh thường gặp ở lứa tuổi dưới 2 tuổi và trên 65 tuổi do virus cúm A,B gây ra. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt, đau đầu, ho viêm long đường hô hấp trên, xét nghiệm test cúm A, B dương tính. Cúm A chiếm tỷ lệ chủ yếu, biến chứng thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, và người già >65 tuổi; biến chứng thường gặp là viêm phế quản, viêm họng.
Mục tiêu xác định mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm ruột. Nghiên cứu được thực hiện trên 34 bệnh nhân chẩn đoán xác định viêm ruột (IBD) và 20 bệnh nhân viêm ruột kích thích. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Kỹ thuật nghiên cứu định lượng Calprotectin theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang trực tiếp trên máy Laison XL của Diansorin Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về nồng độ calprotectin trong phân với mức độ hoạt động bệnh của bệnh IBD, số lần đại tiện và mức độ phân máu với (p <0,001). Có mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với phạm vi tổn thương đại tràng trên nội soi ở bệnh nhân IBD. Xét nghiệm Calprotectin có giá trị trong chẩn đoán bệnh IBD với điểm cắt 55,25mg/kg, độ nhạy 92,3%, độ đặc hiệu 75%. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,911, với p <0,01. Nồng độ Calprotectin trung bình ở nhóm có nồng độ CRP bất thường (≥ 5mg/L) là 175,8 ± 132,9 (mg/kg), cao hơn nhiều so với nồng độ Calprotectin trung bình ở nhóm có nồng độ CRP bình thường (57,19 ± 32,3 mg/kg). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Nồng độ calprotectin trong phân có liên quan với mức độ bệnh, số lần đại tiện và tổn thương đại tràng trên nội soi. Xét nghiệm Calprotectin có giá trị trong chẩn đoán bệnh IBD độ nhạy 92,3%, độ đặc hiệu 75% với điểm cắt 55,25mg/kg.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.