Mở đầu: Đặt catheter mạch máu là thủ thuật tương đối phổ biến trong quá trình điều trị cho bệnh nhân (BN) nằm viện nội trú. Thủ thuật này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn trên BN đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của BN đủ 18 tuổi trở lên, điều trị nội trú và được tiến hành đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021. Thu thập dữ liệu liên quan đến BN: tuổi, giới tính, bệnh mắc kèm, vị trí đặt catheter, số lượng catheter đặt trên mỗi BN, thời gian nằm viện, tình trạng nhiễm khuẩn. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn. Kết quả: Có 393 catheter được đặt trên 308 BN, trong đó 44,8% BN có ít nhất một loại nhiễm khuẩn, tỷ lệ BN mắc nhiễm khuẩn liên quan catheter là 10,7% . Tuổi (OR = 1,030; CI 95%: 1,012-1,048; p = 0,001), bệnh mắc kèm đái tháo đường (OR = 1,746; CI 95%: 1,014-3,008; p = 0,045) và catheter đặt tại tĩnh mạch dưới đòn (OR = 2,955; CI 95%: 1,085-8,047; p=0,034) là những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Trong khi đó, điều trị tại khoa Nội thận (OR= 0,327; CI95%: 0,177-0,605; p < 0,001) là yếu tố làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu. Kết luận: Cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, nhất là BN cao tuổi, có bệnh đái tháo đường và đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng suy hô hấp cấp theo khí máu ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp tại khoa Hồi sức tích cực chống độc. Kết quả: Bệnh nhân suy hô hấp type 1 chiếm 57,8%, type 2 chiếm 27,5%, type 3 chiếm 14,7%. Về triệu chứng hô hấp, các type suy hô hấp 1,2,3 đều có thở nhanh và rút lõm lồng ngực trong đó type 1 thường có dấu hiệu ran ẩm tại phổi, type 2 có tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp hầu hết đều có triệu chứng nhịp tim nhanh với tỷ lệ từ 89,3% - 100%. Các dấu hiệu thay đổi ý thức từ 33,3% - 46,4%. Về nguyên nhân, viêm phế quản phổi có suy hô hấp hay gặp nhất là type 1, tiếp theo là type 2 và type 3. 80% trường hợp có bệnh tim mạch và 60% trường hợp phù phổi cấp có suy hô hấp thuộc type 1. Kết luận: suy hô hấp type 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp type 1 chủ yếu là ran ẩm tại phổi, type 2 chủ yếu là tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp chủ yếu ảnh hưởng đến cơ quan tim mạch và thần kinh với biểu hiện nhịp tim nhanh và thay đổi ý thức. Về nguyên nhân, suy hô hấp cấp do bệnh lý hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó viêm phế quản phổi là nguyên nhân phổ biến nhất.
Mục tiêu: Mô tả nhận thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu trên 232 bệnh nhân ung thư cho thấy đa số người bệnh ung thư là nữ (59,1%), và trên 60 tuổi (71,6%). Về kiến thức dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư: 80,2% cho rằng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm; Phần lớn người bệnh đồng ý là không được sử dụng rượu bia hay thuốc lá (96,6%); số người bệnh không biết tác dụng của omega 3 hay EPA với người bệnh ung thư (67,7%). Có 52,6% có chế độ ăn hiện tại ít hơn so với lúc chưa bị bệnh, 15,9% đối tượng không ăn thịt đỏ, phần lớn người bệnh hay ăn đồ ăn được chế biến luộc, hấp chiếm 61,6%; Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn có một tỷ lệ cao bệnh nhân chưa có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư. Hầu hết bệnh nhân ung thư mong muốn được tư vấn về dinh dưỡng. Cán bộ y tế cần sát sao hơn trong công tác chăm sóc về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu- phục hồi chức năng (VLTL- PHCN) tại Bệnh viện 198- Bộ Công an. Kết quả như sau: Rất tốt: 30%, tốt: 60%, trung bình: 10%. Đây là một phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn, đơn giản, không dùng thuốc có hiệu quả với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở mức độ nhẹ,vừa.
Mở đầu: Tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae ngày càng nghiêm trọng, có thể dẫn tới kéo dài thời gian nằm viện và thất bại điều trị ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi sinh, tình hình đề kháng, đặc điểm sử dụng kháng sinh và tính phù hợp trong sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 203 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn, có ít nhất một mẫu cấy bệnh phẩm phân lập được Escherichia coli và/hoặc Klebsiella pneumoniae tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021. Các tiêu chí khảo sát bao gồm: đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu, đặc điểm vi sinh, sự đề kháng kháng sinh và đặc điểm sử dụng kháng sinh. Tính phù hợp của kháng sinh kinh nghiệm được đánh giá dựa theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện Thống Nhất năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ Escherichia coli sinh β-lactamase phổ rộng (ESBL) cao hơn khoảng 3 lần so với Klebsiella pneumoniae (61,3% so với 17,1%). Vi khuẩn đề kháng cao với penicillin, cephalosporin và fluoroquinolone. Klebsiella pneumoniae không sinh ESBL nhạy cảm thấp với carbapenem (53-54%). Phần lớn bệnh nhân được chỉ định phác đồ kinh nghiệm đơn trị (33,7%) hoặc phối hợp hai kháng sinh (50,8%). Cephalosporin và fluoroquinolone là 2 nhóm kháng sinh sử dụng nhiều nhất. Tính phù hợp chung của kháng sinh kinh nghiệm theo hướng dẫn là 70,9%. Kết luận: Cần cập nhật Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện dựa trên tình hình đề kháng hiện tại nhằm cải thiện tỷ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.