Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự phòng phòng hen phế quản trẻ em bằng sigulair tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, can thiệp có so sánh trước sau trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản đến khám và tư vấn tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: bệnh nhân có bố mẹ có trình độ học vấn đại học và sau đại học được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng có tỷ lệ cao hơn so với nhóm trình độ học vấn trung học và cao đẳng (71% so với 37,9%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân có bố mẹ có kiến thức về hen phế quản được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng tốt hơn. Bệnh nhân uống thuốc đủ liều và đúng thời gian được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng tốt hơn. Nhóm bệnh nhân không có viêm mũi dị ứng có tỉ lệ kiểm soát hen sau 3 tháng cao hơn so với nhóm không có viêm mũi dị ứng (71,4% và 32%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết luận: trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì mức độ kiểm soát hen càng tốt. Kiến thức bố mẹ bệnh nhân về hen phế quản và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tỷ lệ thuận với mức độ kiểm soát hen của con. Bệnh nhân có viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát hen phế quản.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng suy hô hấp cấp theo khí máu ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp tại khoa Hồi sức tích cực chống độc. Kết quả: Bệnh nhân suy hô hấp type 1 chiếm 57,8%, type 2 chiếm 27,5%, type 3 chiếm 14,7%. Về triệu chứng hô hấp, các type suy hô hấp 1,2,3 đều có thở nhanh và rút lõm lồng ngực trong đó type 1 thường có dấu hiệu ran ẩm tại phổi, type 2 có tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp hầu hết đều có triệu chứng nhịp tim nhanh với tỷ lệ từ 89,3% - 100%. Các dấu hiệu thay đổi ý thức từ 33,3% - 46,4%. Về nguyên nhân, viêm phế quản phổi có suy hô hấp hay gặp nhất là type 1, tiếp theo là type 2 và type 3. 80% trường hợp có bệnh tim mạch và 60% trường hợp phù phổi cấp có suy hô hấp thuộc type 1. Kết luận: suy hô hấp type 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp type 1 chủ yếu là ran ẩm tại phổi, type 2 chủ yếu là tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp chủ yếu ảnh hưởng đến cơ quan tim mạch và thần kinh với biểu hiện nhịp tim nhanh và thay đổi ý thức. Về nguyên nhân, suy hô hấp cấp do bệnh lý hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó viêm phế quản phổi là nguyên nhân phổ biến nhất.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm và xác định một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh tại hai trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1296 học sinh tại 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm là 27% trong đó trầm cảm nhẹ và vừa đều chiếm 9,5%, trầm cảm nặng và rất nặng chiếm 4,9% và 3,1% tổng số học sinh. Nguy cơ trầm cảm ở khối lớp cuối cấp (lớp 8 và 9) cao gấp 1,73 lần so với khối đầu cấp (lớp 6 và 7). Học sinh nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 1,65 lần so với học sinh nam. Học sinh có mối quan hệ mâu thuẫn với bố mẹ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn 3,82 lần so với các học sinh có mối quan hệ hoà hợp với bố mẹ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Học sinh bị dọa dẫm, xúc phạm về tinh thần, không cảm thấy được yêu thương, bố mẹ ly thân, trong gia đình có người bị vấn đề sức khoẻ tâm thần có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn lần lượt là 2,2; 4,6; 1,7 và 2,7 lần so với nhóm còn lại. Kết luận: Tỉ lệ học sinh có vấn đề trầm cảm là 27% và chủ yếu là mức độ vừa và nhẹ. Học sinh nữ mắc nhiều hơn nam và khối lớp cuối cấp có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với đầu cấp. Yếu tố môi trường gia đình, các trải nghiệm cá nhân tiêu cực có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc trầm cảm.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em tại khoa Cấp cứu - Chống độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp nhanh trên thất tại khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nhóm tuổi ≥ 1 tuổi chiếm đa số (76%). Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở trẻ < 5 tuổi là kích thích quấy khóc và ăn kém (chiếm 64%), trong khi đó ở nhóm trẻ ≥ 5 tuổi là hồi hộp đánh trống ngực (76%) với sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về triệu chứng thực thể: suy tim cấp, suy hô hấp cấp, gan to chủ yếu gặp ở nhóm < 1 tuổi. Trên điện tâm đồ, hầu hết các trường hợp có QRS hẹp (chiếm tỉ lệ 94%) và thời gian QRS trung bình là 71,2 ± 21ms. Nồng độ NT-ProBNP huyết thanh hầu hết đều tăng, chiếm 89,2% các trường hợp. Chức năng tim giảm chiếm 18,2% trường hợp và có sự khác biệt giữa 2 nhóm có sốc và không sốc (p< 0,05). Kết luận: triệu chứng lâm sàng của cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em đa dạng, không đặc hiệu và phụ thuộc vào lứa tuổi. Đa số bệnh nhân có phức bộ QRS hẹp trên điện tâm đồ và có sự gia tăng nồng độ NT-ProBNP ở bệnh nhân có cơn nhịp nhanh trên thất.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu với độ tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: độ tuổi thường gặp từ 2 tháng đến 24 tháng (chiếm 78,9%), tỉ lệ nam cao hơn nữ (1,8/1) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Hầu hết bệnh nhân được sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ và cephalosporin thế hệ 3 là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Thời gian điều trị trung bình là 8,55 ± 3,41 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị ổn định và khỏi là 100%, không có bệnh nhân chuyển viện hay tử vong. Tỉ lệ biến chứng chiếm 7,02% và chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Kết luận: Điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ dưới 5 tuổi đạt kết quả cao. Cephalosporin là kháng sinh có hiệu quả và là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.