Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu tư vấn về sàng lọc trước sinh của thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 thai phụ khám thai tại khoa khám Sản Tự Nguyện và Trung tâm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: 86,3% thai phụ đều đã biết về sàng lọc trước sinh trước khi đến bệnh viện. Thai phụ có kiến thức tốt ở các mục như Biết được các chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh (93,4%); Biết được tuần thai thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (85,4%); Hiểu đúng khái niệm của các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (76,2%). 89,7% biết đến các thông tin về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh từ kinh nghiệm bản thân và từ người quen, tiếp đến là từ mạng xã hội và internet. Về nhu cầu tư vấn, chỉ có 59 (16,9%) các thai phụ có nhu cầu tư vấn, tìm hiểu về sàng lọc trước sinh. Kết luận: Trong nhóm thai phụ có nhu cầu được tư vấn: 37 (62,7%) đối tượng muốn được biết thêm về mục đích cũng như chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. 18 (30,5%) muốn biết thêm về các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện có
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thực hành tự chăm sóc của người bệnh lao điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Bình sau giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên 115 người bệnh lao điều trị ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021. Kết quả: Điểm trung bình về thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng từ 14,1 ± 1,3 lên 22,1 ± 1,3 sau 1 tháng và 19,4 ± 1,7 sau 2 tháng can thiệp trên tổng số điểm là 36; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Thực hành tự chăm sóc của người bệnh còn hạn chế tại thời điểm trước can thiệp nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứumô tả cắt ngang trên 100 trường hợp phẫu thuật đã được xây dựng quy trình và khảo sát 19 nhân viên y tế trực tiếp tham gia nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Sau khi áp dụng thử nghiệm quy trình phụ dụng cụ, chỉ còn 25% phẫu thuật viên còn stress và chỉ còn ở mức độ thỉnh thoảng, còn lại 75% phẫu thuật viên khôngcòn stress về vấn đề liên quan đến dụng cụ trong quá trình phẫu thuật tim bẩm sinh. 27,3% dụng cụ viên còn stress về vấn đề liên quan đến dụng cụ trong quá trình phẫu thuật tim bẩm sinh, lý do do dụng cụ hỏng hoặc vật tư tiêu hao hết, không còn stress do quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật. Tỷ lệ sai sót chuyên môn và bệnh nhân có tai biến liên quan đến dụng cụ trong phẫu thuật giảm so với khi chưa sử dụng quy trình. Kết luận: Áp dụng quy trình phụ dụng cụ giúp cho phẫu thuật viên và điều dưỡng phụ dụng cụ giảm stress công việc và giảm tỷ lệ tai biến trong phẫu thuật đồng thời làm giảm thời gian phẫu thuật các ca bệnh
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 89 người bệnh suy tim mạn điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Sử dụng bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire để thu thập số liệu từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2022. Kết quả: Đa số người bệnh có chất lượng cuộc sống mức độ thấp 89,9% . Người bệnh nữ có chất lượng cuộc sống tổng thể, thể chất và tinh thần kém hơn người bệnh nam; nhóm người bệnh suy tim độ I, II có chất lượng cuộc sống cao hơn người bệnh suy tim độ III, IV, nhóm người bệnh có biểu hiện trầm cảm nhẹ có chất lượng cuộc sống cao hơn so với người bệnh có biểu hiện trầm cảm vừa và nặng, người bệnh nhận được hỗ trợ xã hội cao có chất lượng cuộc sống cao hơn so với hai nhóm người bệnh còn lại. Kết luận: Các yếu tố có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim trong phạm vi nghiên cứu bao gồm giới tính, phân độ suy tim, mức độ biểu hiện trầm cảm và mức độ hỗ trợ xã hội.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về bệnh sán lá gan nhỏ của người dân xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người dân tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ người dân biết được nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ chiếm 86,5%, tỷ lệ người dân trả lời đúng được vật chủ chính chiếm 53,5%, 61% người dân được hỏi biết 1 tác hại của bệnh, biết trên 2 tác hại chiếm 18,5%, trên 3 tác hại chiếm 20,5%. Tỷ lệ người dân đã từng ăn gỏi cá/cá chưa nấu chín chiếm 54%: trong đó 58,3% ăn trong vòng 3 tháng, 18,5% ăn từ hơn 1 năm trước,13% ăn trong vòng 6-12 tháng, 10,2% đã từng ăn trong vòng 6 tháng. 100% hộ gia đình đều sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Kết luận: Người dân tại xã có kiến thức khá cao về bệnh sán lá gan nhỏ và tỷ lệ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ chỉ 1,5% nhưng trên thực tế 54% người dân vẫn chưa bỏ được thói quen ăn gỏi cá/cá chưa chín.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.