Mục tiêu: Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của các can thiệp theo hướng dẫn của Quy trình tăng cường hồi phục sau phẫu thuật (ERAS) trong phẫu thuật cắt thùy phổi nội soi tại Bệnh viện K Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Quy trình ERAS gồm 20 can thiệp được thiết lập và thực hiện trên 32 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt thùy phổi nội soi tại Bệnh viện K Trung ương từ tháng 4/2022 đến tháng 8/2022. Chúng tôi đánh giá việc tuân thủ quy trình và ảnh hưởng của nó lên thời gian nằm viện và tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ chung các can thiệp là 74,9%. Trong đó mỗi can thiệp có tỉ lệ tuân thủ khác nhau. Nhóm tuân thủ cao (≥ 75% can thiệp) có thời gian nằm viện tiêu chuẩn là 6,93 ± 1,43 ngày ngắn hơn nhóm tuân thủ thấp (< 75% can thiệp) là 11,41 ± 3,66 ngày (p<0,01). Số can thiệp ERAS thực hiện được càng nhiều thì số ngày hậu phẫu càng giảm. Áp dụng chiến lược ERAS có tỷ lệ bệnh nhân biến chứng sau phẫu thuật là 12,5%. Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ ERAS trong nghiên cứu là 74,9%, tuân thủ cao có liên quan đến giảm thời gian nằm viện và biến chứng sau phẫu thuật cắt thùy phổi nội soi.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ của phương pháp tê thấm cục bộ bao khớp gối (local infiltration anesthesia – LIA) bằng ropivacaine 0,2% 100 ml với gây tê thần kinh đùi (femoral nerve block – FNB) dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh trên 60 ca phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ được gây mê mask thanh quản để mổ, chia làm hai nhóm nhận được phương pháp giảm đau sau mổ tương ứng là LIA 100 ml ropivacaine 0,2% và FNB dưới siêu âm. Tiêu chí đánh giá: tổng lượng morphin tiêu thụ, mức độ đau khi nghỉ và khi vận động bằng thang điểm VAS, tầm vận động khớp gối, cơ lực cơ tứ đầu đùi bằng thang điểm MMT ở các thời điểm ngày đầu, ngày 2 và ngày 3 sau phẫu thuật ở hai nhóm. Kết quả: tổng lượng morphin tiêu thụ của nhóm LIA nhỏ hơn nhóm FNB (ngày 1: 15,87 so với 19,3mg, ngày 2: 21,97 so với 25,8mg, ngày 3: 24,63 so với 25,67mg, p>0,05). Điểm VAS khi nghỉ và khi vận động của nhóm LIA thấp hơn nhóm FNB (khi nghỉ: ngày 1: 2,37 với 2,9, ngày 2: 3,27 với 3,67, ngày 3: 3,2 với 3,23; khi vận động: ngày 1: 3,43 với 3,67, ngày 2: 4,33 với 4,53, ngày 3: 5 với 5,05, p>0,05). Điểm cơ lực MMT của nhóm LIA cao hơn rõ rệt nhóm FNB (ngày 1: 3,84 với 2,89, ngày 2: 3,99 với 3,01, ngày 3: 4,24 với 3,21, p<0,05). Tầm vận động khớp gối của nhóm LIA và FNB là tương đương nhau (ngày 1: 68,7 với 66,53 độ, ngày 2: 73,8 với 71,83 độ, ngày 3: 75,9 với 73,8 độ, p>0,05). Kết luận: LIA là phương pháp giảm đau hiệu quả tốt tương đương với FNB cho phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ. LIA giúp cải thiện phục hồi chức năng sau mổ tốt hơn FNB với sự ảnh hưởng lên cơ lực cơ tứ đầu đùi ít hơn có ý nghĩa thống kê.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả dự phòng tụt huyết áp và ảnh hưởng không mong muốn của ba liều truyền tĩnh mạch noradrenalin khác nhau trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 120 sản phụ mang thai đủ tháng có chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động được chia ngẫu nhiên làm ba nhóm nhận ba liều noradrenalin truyền tĩnh mạch là 0,025 µg/kg/phút; 0,05 µg/kg/phút và 0,075 µg/kg/phút ngay khi gây tê tủy sống. Các tiêu chí đánh giá chính gồm: tỉ lệ tụt huyết áp, tỉ lệ tăng huyết áp, tần số tim chậm, tỉ lệ buồn nôn và nôn, điểm Apgar và khí máu động mạch rốn. Kết quả: Tỉ lệ tụt huyết áp ở nhóm 0,05 µg/kg/phút và nhóm 0,075 µg/kg/phút (đều là 10%) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 0,025 µg/kg/phút (27,5%) (p < 0,05). Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm liều 0,075 µg/kg/phút là 5% (n=2), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm còn lại. Tỉ lệ tần số tim chậm, buồn nôn và nôn ở mẹ, điểm Apgar sau 1 và 5 phút, khí máu động mạch rốn của sơ sinh là tương đương nhau giữa ba nhóm (p>0,05). Kết luận: Hai liều truyền tĩnh mạch noradrenalin 0,05 µg/kg/phút và 0,075 µg/kg/phút có hiệu quả làm giảm sự tụt huyết áp sau gây tê tủy sống trong mổ lấy thai hơn liều 0,025 µg/kg/phút. Liều 0,075 µg/kg/phút có thể gây tăng huyết áp. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tần số tim chậm, buồn nôn và nôn, kết quả trên trẻ sơ sinh giữa ba nhóm nghiên cứu.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá nguy cơ dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật bụng tại đơn vị hồi sức ngoại khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 60 người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng được điều trị tại đơn vị hồi sức ngoại Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 1 đến tháng 4/2022. Thang điểm mNUTRIC được dùng để đánh giá nguy cơ dinh dưỡng, thành phần và lượng kcal nuôi dưỡng trong 24 giờ đầu được ghi nhận. Kết quả: Tuổi trung bình là 67,4 ± 14,5 năm. Điểm SOFA, APACHE II và mNUTRIC trung bình lần lượt là: 5,0 ± 2,3; 13,9 ± 4,4 và 3,4 ± 1,5. Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng cao (điểm mNUTRIC≥5) là 31,7%. Trong 24 giờ đầu, 100% người bệnh được nuôi dưỡng tĩnh mạch và có tới 80% được truyền cả 3 thành phần (glucose, protein, lipid). Năng lượng nuôi dưỡng trung bình trong 24 giờ đầu là 980,9 ± 250,4 kcal, lượng protein đạt 1,0 ± 0,7 g/kg/ngày. Kết luận: Tại đơn vị hồi sức ngoại khoa có 31,7% người bệnh sau phẫu thuật bụng có nguy cơ dinh dưỡng cao. Trong 24 giờ đầu các bệnh nhân đều được nuôi dưỡng tĩnh mạch với mức năng lượng trung bình là 980,9 ± 250,4 kcal.
Bài báo giới thiệu phương pháp luận và giải pháp xây dựng nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng các quy định tại Nghị định 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường và Kiến trúc Tổng thể Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng. Kết quả thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nền tảng sẵn sàng cung cấp gần 450 dữ liệu theo chuẩn mở quốc tế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Các tổ chức, cá nhân có thể khai thác và sử dụng dữ liệu thông qua nền tảng này bằng các phương thức và quyền hạn truy cập khác nhau.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.