Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 102 bệnh nhân có bệnh lý van tim, có phân suất tống máu giảm thấp ≤ 50% và/ hoặc có tăng áp lực động mạch phổi tâm thu nặng ≥ 60mmHg. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47,61± 12,14 tuổi, 58,95% số bệnh nhân có phân độ suy tim NYHA III, IV trước mổ. Tất cả bệnh nhân đều được thay van tim đơn van hoặc đa van. Thời gian điều trị hồi sức trung bình là 6,02± 5,02 ngày. Số ngày dùng vận mạch là 6,52 ± 5,35 ngày. Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ là 2,94 %. Kích thước buồng tim cải thiện tốt sau mổ cùng với sự cải thiện dần phân suất tống máu và áp lực động mạch phổi tâm thu. Phẫu thuật thay van tim ở những bệnh nhân có bệnh van tim nặng có phân suất tống máu giảm thấp và/ hoặc tăng áp lực động mạch phổi nặng vẫn là phương pháp chọn lựa để giúp cải thiện các triệu chứng và chức năng tim.
An toàn giao thông (ATGT) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia trên toàn thế giới. Việc phát triển đội ngũ về nhân lực về ATGT cũng cần phải được chú trọng. Do vậy, việc xây dựng một Chương trình đào tạo (CTĐT) cho chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài báo này trình bày và phân tích các cơ sở khoa học tiếp cận theo CDIO phục vụ xây dựng CTĐT nhân lực chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, vận dụng CDIO để xây dựng khung CTĐT chi tiết cho chuyên ngành Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ.
An toàn giao thông (ATGT) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia trên toàn thế giới. Việc phát triển đội ngũ về nhân lực về ATGT cũng cần phải được chú trọng. Do vậy, việc xây dựng một Chương trình đào tạo (CTĐT) cho chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài báo này trình bày và phân tích các cơ sở khoa học tiếp cận theo CDIO phục vụ xây dựng CTĐT nhân lực chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, vận dụng CDIO để xây dựng khung CTĐT chi tiết cho chuyên ngành Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ.
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình giảm sử dụng Methamphetamine tại hai cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng đã tuyển lựa 111 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ trung bình (n = 88) và nguy cơ cao (n = 23) đối với sử dụng Methamphetamine tham gia can thiệp 8 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm ở cả hai nhóm sau can thiệp. Trong nhóm nguy cơ trung bình, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và với chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 8% xuống 3,7% (p = 0,07) và 37,5% xuống 12,35% (p ≤ 0,001). Trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 87% xuống 15,8% và từ 43,5% xuống 15,8% (p ≤ 0,001). Nguy cơ trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong nhóm nguy cơ trung bình giảm lần lượt từ 21% còn 11%, 21% còn 9,9% và 37% còn 17,3% (p < 0,05). Trong nhóm nguy cơ cao, nguy cơ lo âu và căng thẳng giảm lần lượt từ 52,6% còn 26,3% và 89,5% còn 47,4% (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp hành vi đối với sử dụng Methamphetamine trên bệnh nhân điều trị Methadone giúp giảm sử dụng chất và cải thiện sức khỏe tâm thần. Cần có thêm nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâu dài sau can thiệp cũng như tính khả thi của việc mở rộng mô hình can thiệp.
Bài báo tập trung nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải nhựa của sinh viên Trường Đại học Khoa học, cùng với đó là đánh giá nhận thức của sinh viên trong trường về việc giảm thiểu chất thải nhựa. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê xử lý thông tin. Tác giả đã khảo sát 188 sinh viên. Tập trung vào nhóm sinh viên 4 ngành Luật, Du lịch, Khoa học Quản lý, Quản lý tài nguyên & môi trường. Kết quả thu được rác thải nhựa phát sinh của sinh viên hàng ngày chủ yếu là: Chai nước uống, túi ni- lông, hộp xốp, vỏ bim bim bánh mì, cốc & ống hút. Có tới 95,7% sinh viên Khoa tài nguyên & Môi trường có nhận thức đúng về thời gian phân hủy của túi ni – lông. Đa phần sinh viên đều nhận thức được tác hại của chất thải nhựa tới môi trường như: Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm cảnh quan, tắc nghẽn cống rãnh... Nhóm sinh viên năm 3, 4 có các hành động tích cực để làm giảm thiểu chất thải nhựa hơn là nhóm sinh viên năm 1, 2 khi mà các em đã được học học phần Môi trường & Phát triển bền vững. Các hành động đó như: mang bình nước cá nhân, giảm thiểu ít nhất 1 túi ni- lông/ ngày.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.