Mục tiêu: Mô tả và xử trí các biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống gan chung hỗng tràng kiểu Roux-en-Y trong điều trị bệnh lý nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em.Kết quả: Từ tháng 12/2007 đến tháng 10/2017 có 510 bệnh nhi NOMC được phẫu thuật, bao gồm 125 trẻ trai và 385 trẻ gái, 280 trường hợp thuộc týp I (55%), 230 trường hợp thuộc týp IV (45 %) theo phân loại Todani. Tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Không có trường hợp nào tử vong trong và sau mổ, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, không có trường hợp nào phải truyền máu trong mổ. Có 10 trường hợp (2%) bị rò mật sau mổ trong đó có 2 trường hợp phải cần phẫu thuật mổ lại. Có 432/510 bệnh nhân (84,7%) được theo dõi từ 2 tháng tới 115 tháng, trong đó dấu hiệu đau bụng vùng hạ sườn phải đơn thuần gặp ở 18 bệnh nhân 4,2 %), sốt sau mổ 20 bệnh nhân (4,6 %), nhiễm trùng đường mật ngược dòng gặp ở 4 bệnh nhân (1%). Đặc biệt không có trường hợp nào bị hẹp miệng nối, sỏi mật hoặc phải mổ lại. Không có trường hợp nào bị viêm dạ dày hoặc loét hành tá tràng sau mổ.Kết luận: Tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt nang, nối ống gan chung với hỗng tràng trong điều trị NOMC ở trẻ em là rất thấp, nhẹ và có thể phát hiện và xử trí một cách có hiệu quả.Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, nang ống mật chủ, trẻ em.
Nang bạch huyết ổ bụng là sự phát triển thành nang và giãn lớn của các mạch bạch huyết trong ổ bụng. Nghiên cứu hồi cứu 83 bệnh nhân (51 nam, 32 nữ) được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 2017 - 2021. Tuổi trung bình 45,63 tháng. Triệu chứng thường gặp là đau bụng (49,4%), sờ thấy khối vùng bụng (26,5%) và bụng chướng (22,9%). Vị trí nang bạch huyết ổ bụng gặp ở mạc treo ruột, mạc nối và sau phúc mạc với tỉ lệ lần lượt là 43,3%; 34,9% và 21,8%. Phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt toàn bộ nang (45,8%), cắt đoạn ruột và toàn bộ nang (31,3%), cắt một phần nang và xơ hóa bằng Bleomycin (22,9%). Không có tai biến, biến chứng trong và sau mổ. Trong số 13 trường hợp (15,7%) tái phát nang sau mổ, 9 tự thoái triển, 4 cần phẫu thuật lại cắt nang kết hợp xơ hóa. Trong nhóm nang sau phúc mạc, tỉ lệ tái phát 55,5% (10/18 trường hợp. Trong nhóm có áp dụng liệu pháp xơ hóa, tình trạng tái phát được ghi nhận ở 8 ca (42,1%). Theo dõi sau mổ trong thời gian trung bình 19,5 tháng không phát hiện biến chứng xa. Kết quả phẫu thuật điều trị nang bạch huyết ổ bụng cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiệu quả, an toàn với tỉ lệ tái phát thấp.
Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi Robot cắt nang, nối ống gan chung (OGC) với hỗng tràng kiểu ROUX-en-Y trong điều trị nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán NOMC và được PTNS robot từ tháng 2/2013 tới tháng 10/2016Kết quả: 42 bệnh nhân (31 nữ, 11 nam) trong nhóm nghiên cứu. Đường kính trung bình của nang là 27,2mm. Tuổi trung bình khi mổ là 40,2 tháng (từ 5-108 tháng) và cân nặng trung bình là 13,4 kg (từ 6,5 tới 29 kg). 20 bệnh nhân (47,7 %) là NOMC typ I và toàn bộ số còn lại là typ 4. Phẫu thuật được tiến hành với 5 trocar (4 dụng cụ robot, 1 dụng cụ của người phụ). Quai Y được làm ngoài ổ bụng. Thời gian mổ từ 150 phút đến 330 phút trung bình 192,7 phút. Không có trường hợp nào có biến chứng sau mổ như nhiễm trùng vết mổ, rò mật hay rò tụy, áp xe tồn dư, tắc ruột sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 5,1 ngày. 42/42 bệnh nhân (100%) được theo dõi từ 2 tuần đến 40 tháng. Đặc biệt không có bệnh nhân nào bị hẹp miệng nối, không trường hợp nào bị sỏi mật hoặc phải mổ lại, không trường hợp nàobị viêm dạ dày hay loét hành tá tràng sau mổ.Kết luận: phẫu thuật nội soi Robot cắt nang, nối OGC hỗng tràng theo kiểu Roux-en-Y điều trị bệnh lý NOMC là một phương pháp mổ an toàn, hiệu quả. 100% bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị tắc tá tràng bẩm sinh (TTTBS) ở trẻ em. Phương pháp: Hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh và có cân nặng trên 1500 gram. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân có độ tuổi trung vị và cân nặng khi mổ lần lượt là 1 ngày và 2,76 ± 1,01 kg. Tỉ lệ nam/ nữ là 21/19. Lí do vào viện chủ yếu do nôn dịch vàng (20/40 - 50 % %). Chụp bụng không chuẩn bị gợi ý tắc tá tràng ở toàn bộ các trường hợp. Phẫu thuật nội soi được thực hiện với thời gian mổ và thời gian hậu phẫu lần lượt là 99,38 ± 14,60 phút và 6,21 ± 2,29 ngày. Nguyên nhân chủ yếu gây tắc là do màng ngăn (47,5 %). Không có biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị TTTBS ở trẻ sơ sinh là khả thi và an toàn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.