Cẩm cù lộc là loài đặc hữu của Việt Nam và hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cẩm cù lộc là một trong những loài được sử dụng làm cây cảnh cũng như cây dược liệu. Việc phân loại thực vật hiện nay thường được dựa trên đặc điểm hình thái và DNA barcoding như matK, ITS, rpoC1,... Các đặc điểm phân tử là cần thiết cho việc nghiên cứu phân loại phân tử của từng loài; vì vậy, cần phải bổ sung các trình tự phân tử để tìm ra những marker đặc trưng nhất cho từng loài. Trong nghiên cứu này, trình tự gen atpB-rbcL và trnL trong lục lạp đã được phân lập từ mẫu cây Cẩm cù lộc. Trình tự gen atpB-rbcL thu được có kích thước 713 nucleotide và gen trnL có kích thước 524 nucleotide. Các trình tự có độ tương đồng cao với các trình tự cùng chi đã được công bố. Cả hai vùng atpB-rbcL và trnL được sử dụng để xây dựng cây phát sinh loài.
Thông qua việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập trong giảng dạy và huấn luyện môn điền kinh với mục đích nâng cao thành tích trong môn chạy cự ly trung bình cho sinh viên chuyên sâu điền kinh, Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cũng như mang lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy và tập luyện cho sinh viên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống 17 bài tập phát triển sức mạnh bền trong giảng dạy chạy cư ly trung bình. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm tra và đánh giá thực nghiệm với nhóm đối chứng (dạy theo phương pháp cũ) và nhóm thực nghiệm (dạy theo hệ thống các bài tập) trong 3 tháng. Kết quả đánh giá cho thấy, tại chỗ bật 7 bước là 0,63 m; chạy 200m, 400 m và 800 m thành tích cao hơn lần lượt là 1,07 giây, 1,36 giây và 0,51 phút với sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, việc hệ thống hoá các bài tập đã làm tăng thành tích cao hơn so với hình thức giảng dạy thông thường và giảng viên Khoa Thể dục thể thao đã thống nhất đưa hệ thống 17 bài tập phát triển sức mạnh bền trong giảng dạy chạy cự ly trung bình cho sinh viên.
Liễu (Salix Babylonica) là cây thân gỗ, cây bụi phân bố rộng rãi ở Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Loài này được sử dụng trong y học dân gian và có nhiều các chất có hoạt tính sinh học, trong đó có salicin, một tiền chất của axit salicylic. Trong nghiên cứu này, 500 g cao ethanol chiết xuất từ 6kg lá Liễu tươi bằng phương pháp chiết hồi lưu được xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính chống oxy hóa. Kết quả cho thấy, trong cao chiết ethanol của lá Liễu có các nhóm phenolic, alkaloid, saponin, flavonoid, coumarin, steroid. Cao chiết ethanol của lá Liễu có hoạt tính oxy với giá trị IC50 trung bình là 5,65 µg/ml. Cao chiết ethanol Liễu có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất với các chủng vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus. Đối với các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa và Citrobacter freundii, hoạt tính kháng khuẩn kém hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây Liễu có thể thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
Bời lời đắng (Litsea umbellata (Lour.) Merr) khá phổ biến ở nước ta và phát triển ở nhiều nơi: Lào Cai, Vĩnh Phú, Gia Lai, Kontum,.... Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ lá Bời lời đắng. Kết quả cho thấy: Bời lời đắng có rễ cọc phát triển đâm sâu xuống đất, kích thước rễ tương đối đều nhau. Trong cấu tạo thứ cấp của rễ cây Bời lời đắng, gỗ và libe sắp xếp theo kiểu bó dẫn chồng chất hở. Thân cây có mô dày góc phát mạnh ở thân sơ cấp. Mô cứng tạo thành vòng quanh thân. Bó mạch nhiều, chúng được liên kết với nhau bởi hệ thống tia gỗ. Mô mềm ruột nằm ở phần giữa thân gồm các tế bào hình đa giác hoặc hơi tròn có kích thước khác nhau. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn hình trái xoan, thon hẹp hay tròn ở gốc, nhọn ở đầu, thường mọc thành cụm ở đầu cành, mô giậu có một lớp phát triển mạnh, mặt dưới của lá có lỗ khí làm nhiệm vụ thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường. Cao chiết ethanol của lá cây Bời lời đắng có hoạt tính oxy khá cao với giá trị IC50 trung bình là 3,22 µg/ml. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, Bời lời đắng là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.