Cẩm cù lộc là loài đặc hữu của Việt Nam và hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cẩm cù lộc là một trong những loài được sử dụng làm cây cảnh cũng như cây dược liệu. Việc phân loại thực vật hiện nay thường được dựa trên đặc điểm hình thái và DNA barcoding như matK, ITS, rpoC1,... Các đặc điểm phân tử là cần thiết cho việc nghiên cứu phân loại phân tử của từng loài; vì vậy, cần phải bổ sung các trình tự phân tử để tìm ra những marker đặc trưng nhất cho từng loài. Trong nghiên cứu này, trình tự gen atpB-rbcL và trnL trong lục lạp đã được phân lập từ mẫu cây Cẩm cù lộc. Trình tự gen atpB-rbcL thu được có kích thước 713 nucleotide và gen trnL có kích thước 524 nucleotide. Các trình tự có độ tương đồng cao với các trình tự cùng chi đã được công bố. Cả hai vùng atpB-rbcL và trnL được sử dụng để xây dựng cây phát sinh loài.
Liễu (Salix Babylonica) là cây thân gỗ, cây bụi phân bố rộng rãi ở Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Loài này được sử dụng trong y học dân gian và có nhiều các chất có hoạt tính sinh học, trong đó có salicin, một tiền chất của axit salicylic. Trong nghiên cứu này, 500 g cao ethanol chiết xuất từ 6kg lá Liễu tươi bằng phương pháp chiết hồi lưu được xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính chống oxy hóa. Kết quả cho thấy, trong cao chiết ethanol của lá Liễu có các nhóm phenolic, alkaloid, saponin, flavonoid, coumarin, steroid. Cao chiết ethanol của lá Liễu có hoạt tính oxy với giá trị IC50 trung bình là 5,65 µg/ml. Cao chiết ethanol Liễu có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất với các chủng vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus. Đối với các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa và Citrobacter freundii, hoạt tính kháng khuẩn kém hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây Liễu có thể thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
Bời lời đắng (Litsea umbellata (Lour.) Merr) khá phổ biến ở nước ta và phát triển ở nhiều nơi: Lào Cai, Vĩnh Phú, Gia Lai, Kontum,.... Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ lá Bời lời đắng. Kết quả cho thấy: Bời lời đắng có rễ cọc phát triển đâm sâu xuống đất, kích thước rễ tương đối đều nhau. Trong cấu tạo thứ cấp của rễ cây Bời lời đắng, gỗ và libe sắp xếp theo kiểu bó dẫn chồng chất hở. Thân cây có mô dày góc phát mạnh ở thân sơ cấp. Mô cứng tạo thành vòng quanh thân. Bó mạch nhiều, chúng được liên kết với nhau bởi hệ thống tia gỗ. Mô mềm ruột nằm ở phần giữa thân gồm các tế bào hình đa giác hoặc hơi tròn có kích thước khác nhau. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn hình trái xoan, thon hẹp hay tròn ở gốc, nhọn ở đầu, thường mọc thành cụm ở đầu cành, mô giậu có một lớp phát triển mạnh, mặt dưới của lá có lỗ khí làm nhiệm vụ thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường. Cao chiết ethanol của lá cây Bời lời đắng có hoạt tính oxy khá cao với giá trị IC50 trung bình là 3,22 µg/ml. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, Bời lời đắng là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa.
Rau sam (P. oleracea) là loại rau mọc hoang ở khắp những nơi ẩm ướt của nước ta. Trong Rau sam có chứa nhiều protein, sterol, carotenoid và polysaccharid. Nhiều loại vitamin (A, C, E và một số phức-B) và khoáng chất (Ca, Fe, Mn, P và Se). Vì vậy, Rau sam không chỉ được sử dụng làm thức ăn mà còn dùng như một vị thuốc. Trong dân gian, Rau sam làm thuốc chữa bệnh lỵ trực tràng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun kim. Trong nghiên cứu này, cao chiết Rau sam được xác định thành phần hoá học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn. Bằng phương pháp chiết hồi lưu đã thu được 90 g cao ethanol và 30 g cao dichloromethane. Kết quả cho thấy đã xác định được trong cao chiết ethanol và cao dichloromethane của cây Rau sam đều có các nhóm phenolic, alkaloid, flavonoid, coumarin, steroid. Cao chiết ethanol và dicloromethan Rau sam có khả năng kháng khuẩn mạnh, trong đó cao chiết dicloromethan nồng độ 100 mg/mL có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây Rau sam có thể thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
Ngổ rừng (Pogostemon auricularius (L.) Hassk) là một trong nhiều loài thảo dược thuộc họ Lamiaceae được sử dụng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Ngổ rừng là loại thân thảo một năm, mọc ở nhiều nước, đặc biệt là các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc. Đối với y học cổ truyền Việt Nam, cây Ngổ rừng còn được dùng để chữa sốt rét, rắn cắn, vết thương, viêm họng, lở ngứa ngoài da, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thận, thấp khớp. Trong nghiên cứu này, cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá cây Ngổ rừng đã được mô tả bằng phương pháp làm tiêu giải phẫu hiển vi. Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cao chiết cây Ngổ rừng đã được đánh giá. Cao chiết bằng ethanol của cây Ngổ rừng ức chế 4 chủng vi khuẩn P. aeruginosa, E. Coli, S. Aureus, C. freundii và 3 chủng nấm C. albican, A. Brasiliensis, A. flavus. Hoạt tính ức chế phụ thuộc vào nồng độ cao chiết sử dụng. So với kháng sinh, nồng độ 100 µg/mL có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm tốt hơn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.