Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 gây ra chấn thương tâm lý nặng nề và dai dẳng đối với rất nhiều người, đặc biệt là người bệnh sau điều trị Covid-19. Mục tiêu: Xác định thực trạng căng thẳng của người bệnh sau điều trị Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh sau điều trị Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB cảm thấy căng thẳng là 45,3%, trong đó 10,8% NB căng thẳng mức nhẹ và 12% NB căng thẳng mức nặng. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng việc làm, sự thay đổi tài chính, mắc hậu covid-19, nguồn lây nhiễm Covid-19, tầng điều trị, bệnh đồng mắc với tình trạng căng thẳng của NB (p<0,05).
Đặt vấn đề: Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh quan trọng, các cuộc phẫu thuật dù là đơn giản hay phức tạp đều gây tâm lý căng thẳng, lo lắng cho người bệnh và gia đình người bệnh. Mục tiêu: Xác định thực trạng trầm cảm của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB trầm cảm trước phẫu thuật là 1,5%, sau phẫu thuật là 0,5%. Ba yếu tố liên quan với tình trạng trầm cảm của NB gồm: sự phụ thuộc kinh tế, tình trạng việc làm và sự hiểu biết của người bệnh về cuộc phẫu thuật (p<0,05).
Đặt vấn đề: Trầm cảm là một trong những chấn thương tâm lý của đại dịch COVID-19 gây ra đối với người bệnh mắc Covid-19, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mục tiêu: Xác định thực trạng trầm cảm của người bệnh sau điều trị Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh sau điều trị Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB cảm thấy trầm cảm là 58,5%, trong đó 9,8% NB trầm cảm mức độ nhẹ và 31% NB trầm cảm mức độ nặng. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, việc làm, mức thu nhập, sự thay đổi tài chính, tình trạng sống, sống cùng trẻ em dưới 18 tuổi, mắc hậu covid-19, nguồn lây nhiễm Covid-19, tầng điều trị, bệnh đồng mắc và cảnh quan, điều kiện KCB với tình trạng trầm cảm của NB (p<0,05).
Đặt vấn đề: Căng thẳng tâm lý (lo âu) của người bệnh trước và sau phẫu thuật là một trong các vấn đề cần được quan tâm. Tình trạng lo âu quá mức ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (cuộc phẫu thuật bị trì hoẵn hoặc không thể thực hiện được, khả năng phục hồi của NB chậm). Mục tiêu: Xác định thực trạng lo âu của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB lo âu trước phẫu thuật là 13,3%, sau phẫu thuật là 4%. Ba yếu tố liên quan với tình trạng lo âu của NB gồm: sự phụ thuộc kinh tế, thời gian phẫu thuật và tình trạng công việc của NB (p<0,05).
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết chuyển hóa được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì tốc độ phát triển nhanh và tăng tỉ lệ tử vong do những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Mục tiêu: Mô tả thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2020. Phân tích yếu tố liên quan đến thực hành tự tiêm insulin của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 250 NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám theo yêu cầu, BVNTTW từ tháng 01/2020 -06/2020. Quy trình: Phỏng vấn bằng thang điểm ITAS, câu hỏi chi phí điều trị, nhận thức về thực hành tự tiêm Insulin. Kết quả: 62,8% nam, khu vực thành phố 68%. Nhóm có yếu tố tâm lý có tuổi trung bình 61.45±10,43, HbA1C 7,29±1,55, thời gian mắc ĐTĐ 11,72±6.47, 184 NB (73,6%) có yếu tố tâm lý (PIR). Tỷ lệ NB sợ hạ đường huyết 83,2%, thấy thất bại với điều trị 80%, thấy bệnh trầm trọng hơn 69,6%, khó xác định đúng số lượng và thời điểm tiêm 58%. Chi phí điều trị BHYT chi trả 91,2%. Tuổi, thời gian mắc bệnh ở nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR, HbA1C ở nhóm có PIR thấp hơn nhóm không có PIR. Trên 190 NB tự tiêm Insulin bằng bút tiêm: 100% bảo quản đúng; 97,6% xác định vị trí tiêm đúng; 97,6% có thời gian tiêm đúng; 98% biết thay đổi vị trí tiêm. Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài làm giảm các hiểu biết về tuân thủ liều tiêm và thải bỏ kim sau sử dụng. Nhóm có yếu tố tâm lý có hiểu biết lưu kim, tái sử dụng kim cao hơn. Kết luận: Tâm lý và thao tác thực hành tự tiêm Insulin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tuân thủ điều trị tiêm Insulin ở NB ĐTĐ type 2, đây là yếu tố cần được lưu ý để tư vấn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.