Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng, đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị bệnh nhân sepsis đường vào tiết niệu (urosepsis) vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 44 bệnh nhân, 56,8% (25/44) nữ; tuổi trung bình: 66,98 ± 14,51 (26 – 94); 59,1% (26/44) có tuổi ³ 65; 26/44 (59,1%) có sốc; điểm SOFA trung bình: 5,8 ± 2,95, điểm APACHE II trung bình: 15,36 ± 4,19. Kết quả có 29/44 (65,9%) mẫu máu hoặc nước tiểu phân lập được vi khuẩn gây bệnh, trong đó 27/29 (93,1%) là vi khuẩn gram âm, vi khuẩn phổ biến nhất là Escherichia Coli 18/29 (62,07%). Tỷ lệ kháng kháng sinh carbapenem là 0-11,1%, aminoglycoside là 3,7-14,8%. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của bệnh nhân urosepsis là 5/44 (11,36%). Kết luận: Đa số bệnh nhân urosepis vào cấp cứu trong tình trạng sốc. 65,9% mẫu máu, nước tiểu phân lập được vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Escherichia Coli, còn nhạy với các kháng sinh nhóm carbapenem, aminoglycoside. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của bệnh nhân urosepsis là 11,36%.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá xu hướng phát triển đô thị thành phố (TP.) Cần Thơ năm 2004 và 2019 từ đó hỗ trợ các địa phương định hướng phát triển vùng đô thị tại các quân/huyện TP. Cần Thơ. Ảnh Landsat được phân loại bằng thuật toán xác suất cực đại (Maximum Likelihood Classification-MCL) và phân tích điểm nóng (Hotspot) theo dõi xu hướng đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy đô thị tập trung chủ yếu tại 4 quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy và Thốt Nốt với tổng diện tích năm 2004 là 6.400,2 héc-ta (ha) và năm 2019 là 16.007,0 ha. Tỷ lệ đô thị của TP. Cần Thơ tăng từ 4,45% năm 2004 lên 11,12% năm 2019. Tốc độ đô thị hóa trung bình năm của toàn thành phố là 0,43%, cao nhất là quận Ninh Kiều với 1,52% và thấp nhất là 0,19% ở huyện Cờ Đỏ. Mật độ đô thị quận Ninh Kiều cao nhất toàn thành phố với 45,9% năm 2004 và 65,62% năm 2019. Đô thị hóa phát triển theo hướng (1) dọc theo sông Hậu hình thành một đô thị dạng chuỗi, (2) theo sông Cần Thơ về phía Tây Nam và (3) theo hướng các tuyến quốc lộ chính.
Bài nghiên cứu thực hiện phân tích và xác định các yếu tố tác động đến thanhkhoản trong 24 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2010 - 2022. Nghiên cứu sửdụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM và khắc phục mô hình GLS thông qua phần mềmSTATA 17 để kiểm định khắc phục các khuyết tật, trong đó nghiên cứu sử dụng 12 biến vàkết quả thực nghiệm cho thấy có 8 yếu tố tác động đến thanh khoản của các Ngân hàngthương mại gồm: (1) Quy mô ngân hàng, (2) Tỷ lệ lợi nhuận, (3) Tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn /vốn chủ sở hữu, (4) Tỷ lệ dư nợ / tổng tiền gửi khách hàng, (5) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổngtài sản, (6) Tỷ lệ nợ xấu, (7) Tỷ lệ lạm phát, (8) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Từ đó, đưa rakết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần giúp các Ngân hàng thươngmại phát triển và bảo đảm thanh khoản một cách hiệu quả.
Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng phát sinh rác nhựa và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh rác nhựa tại Trường Đại học Cần Thơ. Loại rác thải nhựa, loại nhựa trong rác thải nhựa phát sinh từ các phòng học và trong khuôn viên trường đã được khảo sát từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Điều tra về sử dụng sản phẩm nhựa và biện pháp giảm phát sinh rác nhựa được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ (n = 108), người học (n = 600) và người kinh doanh dịch vụ (n = 15). Kết quả cho thấy về khối lượng, rác nhựa chiếm 11,4% tổng khối lượng rác và nhựa LDPE phát sinh nhiều nhất (44,3%) trong khuôn viên trường. Túi nhựa loại LDPE phát sinh nhiều nhất từ phòng học, chiếm 31,9% tổng số loại rác thải nhựa. Hầu hết (80%) các đơn vị kinh doanh không phân loại sản phẩm nhựa sau sử dụng để tái chế hay bán phế liệu. Sự hạn chế công tác tuyên truyền, sự tiện lợi của sản phẩm nhựa và việc phân loại rác nhựa chưa tốt là các khó khăn chính trong việc hạn chế phát sinh rác nhựa. Tổng hợp các biện pháp gồm: tuyên truyền, phân loại rác, khen thưởng và chế tài (trừ điểm rèn luyện người học), nghiên cứu mô hình tái chế rác nhựa cần được tiến hành để hạn chế phát sinh rác nhựa.
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự tích lũy carbon trong đất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia mũi Cà Mau. Mẫu đất được thu ở 5 tầng có độ dày đều nhau là 20 cm. Các chỉ tiêu được phân tích: dung trọng, pH, độ dẫn điện (EC), độ mặn, chất hữu cơ (CHC), hàm lượng carbon (C). Dung trọng biến động giảm dần theo độ sâu và không khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. pH giữa các tầng và 3 trạng thái rừng đều không khác biệt và nằm trong khoảng trung tính. EC có xu hướng tăng dần theo độ sâu và có khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. Độ mặn biến động không đều và tăng dần theo độ sâu, và có khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. Chất hữu cơ biến động không đều, phần lớn có xu hướng giảm theo độ sâu. Hàm lượng carbon tích tụ giảm dần theo độ sâu và hầu hết không khác biệt giữa các độ sâu và 3 trạng thái rừng. Dung trọng và chất hữu cơ có tương quan chặt với hàm lượng carbon.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.