“…Công nghệ viễn thám và GIS được ứng dung rộng rãi trong thu thập dữ liệu, phân tích không gian và hiển thị đồ họa. Đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của ảnh viễn thám để giám sát và xác định vùng ngập như: [4] đã lập bản đồ ngập lụt năm 2015 ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua chỉ số mặt nước (land surface water index -LSWI) và chỉ số thực vật tăng cường (enhanced vegetation index -EVI) được tính toán từ ảnh Landsat-7/TM; [5] đã đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi tốc độ dòng chảy lũ đến thực vật vùng ngập bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải rất cao; [6] đã kết hợp dữ liệu thực đo và chuỗi thời gian của các chỉ số thực vật bao gồm NDVI (normalized difference vegetation index), EVI, MSAVI (modified soil adjusted vegetation index), và chỉ số mặt nước LSWI để xác định sự biến đổi của lớp phủ thực vật và cao độ bãi triều của một vùng đất ngập nước tại cửa sông; [7] Trong phương pháp thứ ba, bản đồ ngập lụt được xây dựng từ các bản đồ địa hình, địa mạo với các đường đồng mức, các điểm cao độ. Các đặc trưng địa hình, địa mạo của các lưu vực sông được phân loại thành các dạng khác nhau.…”