Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn đờm và mối liên quan với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh.Đối tượng: Gồm 75 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp.Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp với hồi cứu, mô tả cắt ngang.Kết quả: Tỷ lệ vi khuẩn đờm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là 44%. Vi khuẩn đờm thường gặp nhất là Streptococus pneumonia (36,4%), Hemophilus influenza (24,2%).Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng sốt và ran nổ ở nhóm vi khuẩn đờm dương tính cao hơn so với nhóm vi khuẩn đờm âm tính. Nồng độ CRP ở nhóm vi khuẩn đờm dương tính cao hơn so với nhóm vi khuẩn đờm âm tính. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Không có mối liên quan giữa vi khuẩn đờm với tuổi, giới, triệu chứng ho, khạc đờm, mức độ nặng đợt cấp, triệu chứng thực thể, công thức bạch cầu, X quang phổi và giai đoạn bệnh.Kết luận: Tỷ lệ vi khuẩn đờm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là 44%. Có mối liên quan giữa vi khuẩn đờm và triệu chứng sốt, ran nổ và nồng độ CRP ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp.
Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người nhiễm. Không những thế, những ảnh hưởng này có thể còn kéo dài cho đến thời kỳ hậu COVID-19. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định tỷ lệ những triệu chứng kéo dài phổ biến của những người khỏi COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 764 đối tượng đã khỏi COVID-19 từ 1 – 3 tháng tại 4 Quận/Huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022. Người tham gia hoàn thành bộ câu hỏi tự điền bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân – xã hội, tình trạng sức khỏe trước, trong và sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả: Tỷ lệ người có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài trong thời kỳ bình phục là 81,3%. Trong đó, 5 triệu chứng kéo dài thường gặp nhất là: ho (39,8%), hay quên (34,7%), mệt mỏi (31,3%), rụng tóc (23,7%) và đau đầu (22,9%). Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 xuất hiện từ lúc khỏi bệnh và thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Kết luận: Tỷ lệ những người bình phục sau nhiễm COVID-19 ở thành phố Hồ Chí Minh có xuất hiện những triệu chứng kéo dài hiện đang ở mức cao. Do đó, cần có chính sách và dịch vụ y tế nhằm tầm soát, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân trong thời kỳ hậu COVID-19.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả có thai của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh được chuẩn bị bằng phác đồ tự nhiên và phác đồ ngoại sinh. Phương pháp: Mô tả hồi cứu trên 86 bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh được chuẩn bị niêm mạc bằng một trong hai phác đồ, trong thời gian từ tháng 12/2022 tới tháng 3/2023, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Độ dày niêm mạc tử cung tại thời điểm kết thúc pha tăng sinh không có sự khác biệt giữa hai phác đồ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có thai của phác đồ tự nhiên (65.7%) và phác đồ ngoại sinh (68.6%). Kết luận: Chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng phác đồ tự nhiên là phương pháp sinh lý, hiệu quả với tỉ lệ có thai tương đương với phác đồ ngoại sinh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.