Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện phổi trung ương từ tháng 01/2022 đến 11/2022. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 57 ± 11, nam giới chiếm 78%. Tiền sử lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 76%, đái tháo đường chiếm 20%. Thời gian phát hiện bệnh muộn, trung bình từ 8,22 ± 10,4 tháng. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho, khạc đờm (72%) và ho máu (56%). Tổn thương trên CLVT lồng ngực chủ yếu ở thùy trên 94%, tổn thương hang 86%, hình ảnh u nấm 76%. Cấy nấm Aspergillus (+) 26,7% - 36,4% trong đó Aspergillus fumigatus chiếm 95%; xét nghiệm Aspergillus Galactomannan dương tính 80% - 97,1%. Kết luận: Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi trung niên, có tiền sử lao phổi và được phát hiện muộn. Ho khạc đờm và ho máu là biểu hiện lâm sàng chính. Tổn thương Xquang chủ yếu ở thùy trên với hình ảnh hang và u nấm chiếm ưu thế. Cấy nấm kết quả dương tính thấp và hầu hết là Aspergillus fumigatus. Xét nghiệm Aspergillus Galactomannan có tỉ lệ dương tính cao.
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và biến đổi hoạt tính cảm ứng tiết cytokine IFN-γ của tế bào giết tự nhiên (Natural killer cell - NK) máu ngoại vi ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn IIIB - IV. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 80 BN được chẩn đoán UTPKTBN giai đoạn IIIB - IV, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2019 - 11/2021; nhóm chứng là 30 người bình thường đến khám sức khoẻ định kỳ tại Phòng Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103. Xét nghiệm hoạt tính tế bào giết tự nhiên (Natural killer cell activity - NKA) máu ngoại vi bằng phương pháp ELISA, xác định bằng nồng độ interferon gamma được tiết ra trong huyết tương bởi tế bào NK sau khi được hoạt hoá với hoạt chất Promoca, sử dụng bộ kít NK VueTM của hãng ATGen. Kết quả: Giá trị trung vị của NKA trong nhóm UTPKTBN là 116,5 pg/mL, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 769,5 pg/mL (p < 0,001). Tỷ lệ BN có NKA giảm < 200 pg/mL ở nhóm UTPKTBN và nhóm chứng lần lượt là 60% và 6,7%. Không có sự khác biệt về giá trị NKA trước và sau 1 tháng điều trị ở nhóm hoá trị (90,5 pg/mL (IQR: 64,5 - 309,5 pg/mL) so với 270,5 pg/mL (IQR: 107,75 - 406,75 pg/mL); p = 0,305) và nhóm điều trị đích (116,5 pg/mL (IQR: 46,75 - 574,50 pg/mL) so với 155,5 pg/mL (IQR: 61,5 - 727,0 pg/mL); p = 0,884). Kết luận: Giá trị NKA ở BN UTPKTBN giai đoạn IIIB - IV thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt về giá trị NKA tại thời điểm chẩn đoán và sau 1 tháng điều trị hoá chất hay điều trị đích.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực của bệnh nhân ho ra máu có chỉ định gây tắc động mạch phế quản tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm (từ 01/2016 đến 01/2021). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân ho ra máu có chỉ định gây tắc động mạch phế quản được chụp cắt lớp vi tính ngực, điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2016 đến 01/2021. Kết quả: bệnh nhân nam giới chiếm đa số (75,49%), tuổi trung bình là 56,09 tuổi. Nguyên nhân ho ra máu chủ yếu là giãn phế quản (63,73%). Tổn thương trên cắt lớp vi tính ngực gặp chủ yếu ở thùy trên phải 50%, thùy trên trái 48,04%. Tổn thương khu trú gặp 54,90%, lan tỏa gặp 45,10%. Hình ảnh đông đặc phổi gặp chủ yếu (96,08%), hang gặp 27,45%, xẹp phổi 14,71%. Mức độ giãn phế quản trung bình gặp nhiều nhất (46,16%). Kết luận: Tổn thương trên cắt lớp vi tính ngực ở bệnh nhân ho ra máu có chỉ định gây tắc động mạch phế quản gặp chủ yếu là đông đặc ở thùy trên 2 phổi và mức độ giãn phế quản trung bình.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả gây tắc động mạch phế quản điều trị ho ra máu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm (từ 01/2016 đến 01/2021). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc trên 102 bệnh nhân ho ra máu được gây tắc động mạch phế quản tại Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Quân y từ 01/2016 đến 01/2021. Kết quả: bệnh nhân chủ yếu là nam giới (75,49%), tuổi trung bình 56,09 tuổi, nguyên nhân giãn phế quản chiếm chủ yếu (63,73%), ho ra máu mức độ trung bình chiếm 51,96%. Số lượng động mạch phế quản bệnh lý trung bình là 1,62 động mạch với tăng sinh ngoại vi (86,27%), giãn cuống (79,41%), và thân xoắn vặn (62,74%). Kết quả kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản: cầm máu hoàn toàn 88,23%, tỷ lệ tái phát ho ra máu sớm (11,76%), tái phát muộn (17,65%). 70,59% bệnh nhân không tái phát trong vòng 1 năm. Tỷ lệ biến chứng gặp 65,68% và nhẹ. Kết luận: Kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản là kỹ thuật an toàn và hiệu quả cao trong điều trị ho ra máu.
Ung thư phổi (UTP) là một trong các loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới. Chẩn đoán sớm có vai trò rất quan trọng trong quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân (BN) UTP. Nhiều phương pháp đã được áp dụng trong chẩn đoán sớm UTP, trong đó chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ngực liều thấp, nội soi phế quản và các phương pháp sinh học phân tử đã chứng minh hiệu quả rõ rệt. Mỗi phương pháp chẩn đoán có vai trò riêng. Trong khi nội soi phế quản sinh thiết được ứng dụng chẩn đoán những tổn thương niêm mạc tại phế quản trung tâm, chụp CLVT ngực liều thấp có thể áp dụng để sàng lọc các khối u ở phế quản ngoại vi, vị trí nội soi phế quản không quan sát được. Ngoài ra, phương pháp sinh thiết lỏng sử dụng các dấu ấn sinh học là một phương pháp tiềm năng. Sự kết hợp các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sớm UTP, chỉ định phương pháp điều trị hợp lý và tiên lượng chính xác cho BN, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị UTP trong thực hành lâm sàng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.