Mục tiêu: Xác định căn nguyên nhiễm trùng ở bệnh nhân ghép thận trong năm đầu tiên sau ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 71 bệnh nhân ghép thận lần đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 12/2016 đến 5/2022. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ tại 5 thời điểm: 1 tháng (T1), 3 tháng (T3), 6 tháng (T6), 9 tháng (T9) và 12 tháng (T12). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38%, trong đó 23,9% nhiễm khuẩn tiết niệu, 8,4% nhiễm khuẩn hô hấp, và 5,6% nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nhiễm khuẩn niệu ở tháng thứ 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 3, tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Trong số 51 bệnh nhân (71,8%) có nhiễm ít nhất 1 trong 5 loại vi-rút, BKV và JCV (50,7% và 33,8%), CMV (60,6%), EBV (7,0%), HSV (4,2%). Tỷ lệ nhiễm vi-rút ở thời điểm tháng thứ 6 sau ghép thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm tháng 1, tháng 3, và tháng 12 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Tỷ lệ nhiễm BKV tại tháng thứ 1 sau ghép thận thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38,0%, trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ cao nhất ở tháng đầu tiên sau ghép. (đưa dòng dưới lên)Tỷ lệ nhiễm CMV, BKV, và JCV của bệnh nhân trong năm đầu tiên sau ghép thận là phổ biến, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tháng thứ 6 sau ghép.