Đặt vấn đề: Hen phế quản là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm chức năng thông khí phổi bằng hô hấp ký và xác định một số yếu tố liên quan với tái phát cơn hen phế quản cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân hen phế quản cấp từ 6 đến 15 tuổi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Có 60 bệnh nhân hen phế quản được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 8,8±1,9 (tuổi), giới nam chiếm 68,3%. Giá trị trung bình của FEV1 là 68,9±21,1% dự đoán; FVC là 86,5±20,9% dự đoán; FEV1/FVC là 69,9±13,0%; FEF25-75 là 44,5±21,1% dự đoán. Khi so sánh đặc điểm chức năng thông khí phổi theo độ nặng cơn hen cấp, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về FEV1 (p=0,002), FVC (p=0,045), FEV1/FVC (p<0,001) và FEF25-75 (p<0,001) giữa các nhóm. Tỷ lệ tái phát cơn hen cấp là 13,3%. Nhóm bệnh nhân tái phát cơn có FEV1, FEV1/FVC, FEF25-75 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không có tái phát cơn. Chúng tôi ghi nhận các yếu tố liên quan có ý nghĩa với tái phát cơn hen phế quản cấp bao gồm cơn hen mức độ nặng (p=0,002), FEV1 (p=0,041), FEV1/FVC (p=0,026), FEF25-75 (p=0,025). Kết luận: Có sự khác biệt rõ ràng về FEV1/FVC và FEF25-75 khi so sánh giữa các nhóm theo mức độ nặng. Trong nghiên cứu này, cơn hen nặng, FEV1, FEV1/FVC, FEF25-75 có mối liên quan có ý nghĩa với tái phát cơn hen cấp.
Đặt vấn đề: COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, nhắm vào hệ hô hấp của cơ thể con người. Đại dịch COVID-19 xuất hiện, lây lan ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với diễn biến phức tạp, căng thẳng. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các phản ứng phụ trong 24 giờ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và phản ứng phụ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 322 đối tượng tiêm vắc xin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Tỷ lệ phản ứng phụ là 76,4%. Có mối tương quan giữa phản ứng phụ sau tiêm với giới tính (p=0,001). Không có mối liên quan giữa thời gian tiêm (p=0,758), tiền sử dị ứng (p=0,171). Kết luận: Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là thường gặp là đau, sưng chỗ tiêm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, khớp.
Đặt vấn đề: Hiện nay có nhiều loại thuốc và hướng dẫn điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Các đặc điểm trên bệnh nhân thường được dùng để định hướng điều trị phần nhiều dựa vào triệu chứng, tiền sử đợt cấp, số lượng bạch cầu ái toan và chức năng phổi của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm bệnh nhân BPTNMT được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài (LAMA) đơn trị liệu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 36 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chiếm tỉ lệ là 100%. Tỷ lệ hút thuốc lá ≥20 gói-năm là 83,3%. Điểm mMRC từ 2-4 chiếm tỉ lệ là 75%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ đợt cấp cao là 50%. Phân nhóm bệnh nhân theo GOLD với tỷ lệ là 11,1% nhóm A, 41,7% nhóm B, 11,1% nhóm C, 36,1% nhóm D. Tỷ lệ bạch cầu ái toan máu ≥ 2% là 64,7%. Rối loạn thông khí hỗn hợp có tỉ lệ là 33,3%. Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) sau nghiệm pháp hồi phục phế quản ≥50% chiếm 66,7%. Kết luận: Tỷ lệ nam giới chiếm 100%, mMRC từ 2-4 chiếm tỷ lệ là 75%, bệnh nhân nhóm B chiếm tỷ lệ cao nhất. FEV1 ≥ 50% chiếm tỷ lệ 66,7%.
Đặt vấn đề: Hen phế quản ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể liên quan đến một số yếu tố, đặc biệt là vấn đề nồng độ vitamin D không đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ vitamin D không đầy đủ. Khảo sát một số yếu tố liên quan và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ở trẻ hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi có nồng độ vitamin D không đầy đủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích với 30 ca bệnh hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, từ 1/4/2021 đến 1/3/2022. Bệnh nhi được xác định mức độ cơn hen cấp, phỏng vấn theo bảng câu hỏi, xét nghiệm công thức máu, định lượng vitamin D và theo dõi điều trị. Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình ở trẻ hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi là 34,6±11,3ng/ml. Tỷ lệ trẻ hen phế quản có vitamin D không đầy đủ là 33,3%. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ vitamin D không đầy đủ: không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15-30 phút ngày (75,0%), không uống bổ sung 400UI vitaminD/ ngày (47,4%). Trong nhóm trẻ hen phế quản có nồng độ vitamin D không đầy đủ, tỷ lệ cơn cấp mức độ trung bình chiếm 90,0%, nặng chiếm 10% và tỷ lệ có cơn tái phát là 90,0%, cao hơn so với nhóm đầy đủ (50,0%), với tỷ suất chênh là 9,0 (p=0,032). Nồng độ vitamin D và thời gian nằm viện có mối tương quan nghịch (p=0,386). Kết luận: Trẻ hen phế quản có nồng độ vitamin D không đầy đủ chiếm tỷ lệ cao (33,3%). Tỷ lệ cơn cấp trung bình-nặng và tỷ lệ tái phát cơn ở trẻ có nồng độ vitamin D không đầy đủ cao hơn so với nhóm còn lại.
Đặt vấn đề: Việc khảo sát tác nhân gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh cần phải tiến hành thường xuyên, giúp chỉ định kháng sinh phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí cũng như sự thành công trong điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Kháo sát tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; (2) Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 463 bệnh nhân nội trú có điều trị bằng kháng sinh tại khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phần tích bằng phần mềm R 4.2.3. Kết quả: Trong 463 bệnh nhân, chẩn đoán khi sử dụng kháng sinh có tỷ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp 35,9%, nhóm beta - lactam dược sử dụng nhiều nhất chiếm 65,8%. Đa số phác đồ kháng sinh điều trị là đơn trị liệu chiếm 67,6%. Chủng vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus spp. 31,3%, Streptococcus pneumoniae 16,7%, Klebsiella spp 12,5%, Escherichia coli 10,4%. Kết luận: Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm beta –lactam, fluoroquinolon. Các vi khuẩn đã đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh thường dùng (beta –lactam, fluoroquinolone, macrolide).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.