Theo ghi nhận của Globocan năm 2020, Việt Nam có tổng số ca ung thư mới mắc là 1.825.563 người, tổng số ca tử vong là 122.690. Điều trị ung thư dạ dày đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót 5 năm của các bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn còn thấp, dưới 30%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành định tính các thành phần hóa học và đánh giá tác động ức chế ung thư dạ dày dòng tế bào MKN45 của dịch chiết ethanol từ loài Cơm nguội lông (Ardisia villosa). Kết quả định tính cho thấy, dịch chiết ethanol của loài Ardisia villosa chứa saponin, tanin nhưng không chứa triterpenoid và alkaloid. Dịch chiết ethanol của loài Ardisia villosa có khả năng ức chế tăng sinh và làm thay đổi kiểu hình của tế bào ung thư dạ dày dòng MKN45. Giá trị IC50 được xác định là 144,54 µg/mL. Nghiên cứu này của chúng tôi đã chỉ ra rằng, Ardisia villosa có tiềm năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư dạ dày.
Nghiên cứu loạt trường hợp bệnh nhằm mô tả thực trạng bệnh than trên người, động vật và môi trường tại Hà Giang, Sơn La năm 2010 - 2022. Kết quả cho thấy bệnh than xảy ra ở hầu hết các năm trong đó tập trung nhiều từ 2014 - 2019. Ổ dịch thường xảy ra vào các tháng 7 - 9 của năm. Tuổi mắc bệnh phân bố cao ở nhóm < 5 (13,1%), 26 - 30 (19,2%) và nhóm 31 - 35 tuổi (12,1%); tuổi mắc bệnh trung bình là 27,8, cao nhất là 61 và thấp nhất là 1. Nam mắc bệnh chiếm 75,8%, cao gấp 3,1 lần so với nữ. 64,6% các trường hợp bệnh có tiền sử tiếp xúc động vật như tiếp xúc trực tiếp, giết mổ, ăn thịt gia súc ốm chết; 11,1% các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với đất ở khu vực có nước thải chuồng trâu, bò. Từ năm 2008 các mẫu động vật đã được thu thập và xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn B. anthracis trên các mẫu từ bò, trâu. Hoạt động xét nghiệm mẫu đất từ những năm 2016 đến nay cho thấy mẫu đất có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có mang theo gen độc tố của vi khuẩn B. anthracis. Như vậy bệnh than vẫn còn xảy ra tại Hà Giang, Sơn La trên người và động vật, trên môi trường đất vẫn còn tồn tại vi khuẩn B.anthracis.
Sẵn sàng vật tư - trang thiết bị (VT-TTB) và nhân lực tại điểm tiêm chủng (ĐTC) là rất quan trọng để bảo đảm an toàn và chất lượng tiêm chủng, đặc biệt trong các chiến dịch tiêm chủng khu vực miền núi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại toàn bộ 16 ĐTC nhằm mô tả thực trạng VT-TTB, nhân lực tại ĐTC trong chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi tại huyện miền núi Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong tháng 12 năm 2020. Thực hiện phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế tại những ĐTC không đạt yêu cầu nhằm xác định nguyên nhân ĐTC không đạt. Kết quả, 15 ĐTC (94%) đủ nhân lực, 9 ĐTC (56%) đủ VT-TTB. Tám ĐTC (46%) không đủ thuốc, vật tư theo quy định trong hộp thuốc cấp cứu phản vệ do trưởng trạm y tế không biết tình trạng này hoặc cho rằng phản vệ rất hiếm gặp. Bảy ĐTC (46%) không đạt yêu cầu sắp xếp các khu vực tại điểm tiêm do cán bộ y tế không biết phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra khi không tuân thủ quy định này. Cần chú trọng nội dung về nguyên nhân, cách giảm thiểu phản ứng sau tiêm chủng khi tập huấn về an toàn tiêm chủng cho cán bộ tuyến cơ sở và tăng cường vai trò giám sát của trưởng trạm y tế tại ĐTC trong tiêm chủng chiến dịch.
Liễu (Salix Babylonica) là cây thân gỗ, cây bụi phân bố rộng rãi ở Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Loài này được sử dụng trong y học dân gian và có nhiều các chất có hoạt tính sinh học, trong đó có salicin, một tiền chất của axit salicylic. Trong nghiên cứu này, 500 g cao ethanol chiết xuất từ 6kg lá Liễu tươi bằng phương pháp chiết hồi lưu được xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính chống oxy hóa. Kết quả cho thấy, trong cao chiết ethanol của lá Liễu có các nhóm phenolic, alkaloid, saponin, flavonoid, coumarin, steroid. Cao chiết ethanol của lá Liễu có hoạt tính oxy với giá trị IC50 trung bình là 5,65 µg/ml. Cao chiết ethanol Liễu có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất với các chủng vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus. Đối với các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa và Citrobacter freundii, hoạt tính kháng khuẩn kém hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây Liễu có thể thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
Rau sam (P. oleracea) là loại rau mọc hoang ở khắp những nơi ẩm ướt của nước ta. Trong Rau sam có chứa nhiều protein, sterol, carotenoid và polysaccharid. Nhiều loại vitamin (A, C, E và một số phức-B) và khoáng chất (Ca, Fe, Mn, P và Se). Vì vậy, Rau sam không chỉ được sử dụng làm thức ăn mà còn dùng như một vị thuốc. Trong dân gian, Rau sam làm thuốc chữa bệnh lỵ trực tràng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun kim. Trong nghiên cứu này, cao chiết Rau sam được xác định thành phần hoá học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn. Bằng phương pháp chiết hồi lưu đã thu được 90 g cao ethanol và 30 g cao dichloromethane. Kết quả cho thấy đã xác định được trong cao chiết ethanol và cao dichloromethane của cây Rau sam đều có các nhóm phenolic, alkaloid, flavonoid, coumarin, steroid. Cao chiết ethanol và dicloromethan Rau sam có khả năng kháng khuẩn mạnh, trong đó cao chiết dicloromethan nồng độ 100 mg/mL có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây Rau sam có thể thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.