Trong năm học 2021-2022, diễn biến của dịch Covid-19 tạo thành một số khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Mục tiêu: Mô tả một số khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 601 sinh viên đại học chính quy năm nhất năm học 2021 – 2022 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Số liệu được thu thập theo hình thức tự điền từ tháng 02 năm 2022 đến hết tháng 06 năm 2022. Kết quả: 100% sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định gặp phải các khó khăn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Những khó khăn có tỷ lệ sinh viên bị ảnh hưởng cao bao gồm: trên 40% sinh viên chưa chủ động trong học tập, trao đổi bài học; trên 20% chưa thích ứng với phương pháp học tập, giảng dạy; trên 20% có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trên 20% có khó khăn với việc học trực tuyến. Kết luận: Trong điều kiện dịch Covid-19, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định gặp nhiều khó khăn trong học tập.
Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng phương pháp giảng dạy học phần kiểm soát nhiễm khuẩn cho sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, phỏng vấn 03 nhà lãnh đạo và 16 giảng viên giảng dạy học phần KSNK tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Kết quả: Các giảng viên đã và đang áp dụng các phương pháp giảng dạy học phần KSNK một tương đối phù hợp. Đ ề xuất ngoài các phương pháp giảng dạy đang được thực hiện nên áp dụng thêm các tình huống mô phỏng vào giảng dạy thực hành KSNK
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp: Can thiệp một nhóm có so sánh trước sau trên 151 bà mẹ về thái độ chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015.
Kết quả: Thái độ chăm sóc của bà mẹ về vàng da sơ sinh trước giáo dục sức khoẻ còn thấp. Sau giáo dục sức khoẻ, thái độ của bà mẹ được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ bà mẹ có thái độ rất tích cực tăng từ 15,5% lên 45,9%, thái độ chưa tích cực giảm từ 20,3% xuống 4,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Kết luận: Thái độ rất tích cực của bà mẹ về chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh còn thấp. Sau giáo dục sức khoẻ, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh được cải thiện rõ rệt.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên Đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 – 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được tiến hành trên 247 sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 sử dụng phiếu điều tra tự điền đã được thiết kế sẵn. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đo lường Ấn Tượng Trường Học, Động Cơ Học Tập, Phương Pháp Học Tập của sinh viên, Vai Trò Cố Vấn Học Tập.
Kết quả: Kết quả học tập dựa trên điểm tích lũy cả năm học 2018-2019 của sinh viên chủ yếu là ở mức trung bình (52,2%), mức yếu kém (27,9%) và không có sinh viên đạt mức giỏi - xuất sắc (0%). Các yếu tố: Giới tính, Ban cán sự lớp, Làm thêm không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên. Ấn tượng học tập không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên. Động cơ học tập, phương pháp học tập, vai trò cố vấn học tập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên.
Kết luận: Kết quả học tập của sinh viên Đại học Điều dưỡng còn khá thấp và phụ thuộc vào động cơ học tập, phương pháp học tập và vai trò cố vấn học tập. Vì vậy, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập, động cơ và phương pháp học tập, nhà trường cần xây dựng mô hình cố vấn học tập để định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch cụ thể cho từng sinh viên.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.