Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới, biểu hiện bệnh với tình trạng viêm và tắt nghẽn đường hô hấp nhỏ. Nguyên nhân được biết là do virus hợp bào đường hô hấp và Rhinovirus. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tiểu phế quản cấp là một bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, diễn tiến của bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng sanh non, khói thuốc lá, mùa, tuổi của trẻ,… khiến cho việc chẩn đoán và điều trị chủ yếu theo kinh nghiệm mà chưa thực sự dựa vào chứng cứ y học. Bài tổng quan này sẽ cung cấp một số thông tin cập nhật mới về chẩn đoán, điều trị cũng như dự phòng bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em dựa trên đồng thuận của AAP-American Academy of Pediatrics (Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ) và NICE-The National Institute for Health and Care Excellence (Viện Quốc gia về Sức khỏe và Chăm sóc toàn diện Anh quốc).
Đặt vấn đề: Viêm phổi là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới mức độ nặng và kết quả điều trị viêm phổi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi trên trẻ suy dinh dưỡng cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi. 2) Xác định mối liên quan giữa mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực trên 72 trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng cấp. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất bao gồm thở nhanh (97,2%), rút lõm ngực (63,9%), bú kém hoặc ăn uống kém (58,3%), rale ở phổi (88,9%). Đặc điểm cận lâm sàng với bạch cầu ≥15.000/mm3 (66,7%), bạch cầu trung tính ≥60% (41,7%), CRP ≥10 mg/L (61,1%). Mức độ nặng SDD cấp liên quan có ý nghĩa thống kê với bú kém (p=0,002), tím tái (p=0,002), phối hợp kháng sinh (p<0,0001), hỗ trợ hô hấp (p=0,028), nuôi ăn nhân tạo (p=0,001), chuyển khoa HSTC (p=0,001), thời gian nằm viện >10 ngày (p=0,005). Chưa có sự liên quan giữa mức độ nặng SDD cấp với triệu chứng thở nhanh (p=0,408), rút lõm ngực (p=0,777), số lượng bạch cầu (p=0,248), tỷ lệ bạch cầu trung tính (p=0,783), CRP (p=0,094). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng mắc viêm phổi nặng cao hơn trẻ suy dinh dưỡng cấp vừa (p<0,0001). Mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp có liên quan với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị. Do đó, cần đặt vấn đề đánh giá, phát hiện và điều trị kịp thời suy dinh dưỡng cấp có thể làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.