Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, mức độ nặng, diễn biến, kết quả điều trị giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống (sepsis) tại trung tâm Hồi sức tích cực. Đối tượng: 307 bệnh nhân sepsis có giảm tiểu cầu tại trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân được ghi lại các thông số về số lượng tiểu cầu, thời gian giảm tiểu cầu, vị trí nhiễm khuẩn, kết cục lâm sàng. Kết quả: Có 307 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Viêm phổi là nhiễm khuẩn thường gặp nhất (40%). Thời gian giảm tiểu cầu trung bình là 6,4 ngày. Phần lớn giảm tiểu cầu mức độ trung bình và nặng. Tỷ lệ tử vong/Nặng xin về ở nhóm bệnh nhân giảm tiểu cầu có sepsis/sốc nhiễm khuẩn và DIC khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm sepsis/sốc nhiễm khuẩn không có DIC với OR 3,064, P < 0,05. Kết luận: Giảm tiểu cầu là phổ biến và có liên quan đến kết quả lâm sàng tồi tệ hơn. Như vậy, giảm tiểu cầu khi nhập viện hoặc khi bắt đầu sốc nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm trùng có thể được sử dụng như một dấu hiệu sớm cho phân tầng rủi ro để xác định bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng phức tạp và tăng tỷ lệ tử vong. Các bác sĩ nên tích cực trong chẩn đoán và điều trị nguyên nhân của giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng để cải thiện kết cục lâm sàng.
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, mức độ nặng, diễn biến số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại trung tâm hồi sức tích cực (HSTC). Đối tượng: 39 bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân được ghi lại các thông số về SLTC, thời gian giảm tiểu cầu, tình trạng xuất huyết, thời gian ECMO, kết quả ECMO. Kết quả: Giảm tiểu cầu được quan sát ở 39/39 (100%) bệnh nhân thực hiện tim phổi nhân tạo tại trung tâm Hồi sức tích cực. Trong đó, ngày khởi phát giảm tiểu cầu trung bình sau khi thực hiện tim phổi nhân tạo là 1.7±0,8 ngày. Ở nhóm bệnh nhân ECMO thành công, số lượng tiểu cầu tăng rõ rệt sau khi dừng ECMO. Kết luận: Giảm tiểu cầu thường gặp ở bệnh nhân ECMO, bất kể loại chế độ ECMO. Giảm số lượng tiểu cầu có liên quan đến thời gian ECMO. Các cơ chế cơ bản là đa yếu tố, và sự hiểu biết và quản lý vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu sâu hơn để thiết kế các chiến lược theo dõi, quản lý và phòng ngừa nên là một vấn đề cần được quan tâm.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối liên quan tới một số đặc điểm bệnh học ở bệnh nhân ung thư sàn miệng. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 48 BN ung thư sàn miệng giai đoạn chưa di căn hạch trên lâm sàng được cắt rộng u kèm vét hạch cổ chọn lọc tại Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 48 BN nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,8 (41 – 75); tỷ lệ nam/nữ = 7; đa số BN có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu; 29,2% BN có u lan qua đường giữa; hình thái u thường gặp là sùi và loét kết hợp (45,8%); kích thước u trung bình 2,13 ± 0,79cm. Đa số DOI >5mm; với giai đoạn bệnh sau mổ chủ yếu là pT1,2 (79,2%); số hạch vét được trung bình: 14,0 ± 7,1; tỷ lệ di căn hạch sau phẫu thuật là 22,9%. Tỷ lệ di căn hạch cao hơn ở nhóm u>2cm so với ≤2cm (36% so với 8,7%; OR = 2,593, p=0,025), nhóm DOI >5mm so với ≤5mm (42,1% so với 8,3%; OR = 8, p =0,044). Tỷ lệ di căn hạch tăng dần theo giai đoạn pT1, pT2, pT3 (tương ứng 6,7%, 21,7% và 50%) với p=0,041. Các yếu tố tuổi, giới, hình thái, vị trí u không liên quan đến tỷ lệ di căn hạch. Kết luận: UTSM thường di căn hạch sớm. Tình trạng di căn hạch có liên quan đến kích thước u, độ xâm lấn sâu và giai đoạn u sau mổ.
Mục tiêu: Mô tả đặc diểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật triệt căn cắt dạ dày, vét hạch ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở bệnh nhân dưới 40 tuổi tại Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 54 bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện K từ 6/2018-6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình: 34 ± 2,9 (20-39 tuổi); tỷ lệ nam/nữ = 1,07/1; thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện chủ yếu từ 1-3 tháng (63%), triệu chứng lâm sàng hay gặp: đau thượng vị (90,7%), chán ăn (55,6%), xuất huyết tiêu hóa (22%), hẹp môn vị (11%); 11% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày; 27,8% có tiền sử viêm loét dạ dày mãn tính. Vị trí u thường gặp ở hang môn vị (57,4%), bờ cong nhỏ (25,9%), thân vị (5,6%), bờ cong lớn (3,7%). Hình ảnh đại thể chủ yếu là thể loét và loét xâm lấn (92,6%), thể thâm nhiễm (5,7%). Thể mô bệnh học: UTBMT tuyến kém biệt hóa (55,5%), UTBM tế bào nhẫn (33,3%), UTBM tuyến nhày 5,6%; độ xâm lấn u đa phần là T4(48,2%), T1-T2 (40,7%); 50% BN đã có di căn hạch, số hạch trung bình vét được:15,8±6,3, số hạch di căn trung bình: 4,1±6,9, tỷ lệ hạch di căn trên tổng số hạch nạo vét được là 25,6%. Về kết quả phẫu thuật, thời gian có trung tiện: 3,48±0,75 ngày, thời gian cho ăn trở lại: 3,98±0,94 ngày, thời gian rút dẫn lưu: 8,17±1,31 ngày, thời gian nằm viện: 10,7±1,4 ngày; biến chứng sau PT là 13% trong đó thường gặp viêm phổi 5,5%, nhiễm trùng vết mổ 5,5%, rò mỏm tá 1,9%; không có BN nào phải mổ lại và không có tử vong sau mổ. Kết luận: Ung thư dạ dày ở người trẻ dưới 40 tuổi có thời gian diễn biến bệnh ngắn, mô bệnh học đa phần là UTBM kém biệt hóa, thường ở giai đoạn xâm lấn tại chỗ, tỷ lệ di căn hạch cao. Phẫu thuật triệt căn UTBM tuyến dạ dày ở người trẻ tuổi an toàn, khả thi và ít biến chứng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.