Việc thu hồi các kim loại trong rác thải điện thoại di động là vấn đề đang được quan tâm do liên quan đến vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên kim loại ngày càng cạn kiệt. Có nhiều phương pháp để tách kim loại ra khỏi rác thải điện thoại di động như: phương pháp hỏa luyện, phương pháp thủy luyện, phương pháp điện luyện.... Phát huy ưu điểm của các phương pháp hỏa luyện và thủy luyện, bài báo đưa ra quy trình tách đồng giảm thiểu sự thoát khí độc hại ra môi trường, mà hiệu quả thu hồi đồng hiệu quả, đó là kết hợp phương pháp hỏa luyện và phương pháp thủy luyện. Giai đoạn hỏa luyện: phế liệu điện tử được cắt nhỏ và nung ở 750 oC trong lò kín có thể thu hồi khí thoát ra trong 2 giờ. Giai đoạn thủy luyện: chất rắn được hòa tan trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) có mặt của hidro peroxit (H2O2). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tách đồng được nghiên cứu như nồng độ H2SO4, nồng độ H2O2, tỷ lệ rắn/ lỏng và nhiệt độ cho thấy nồng độ H2SO4 4M, H2O2 15%, tỷ lệ rắn - lỏng là 0,025 và nhiệt độ 40 oC thì dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4) thu được có nồng độ cao với hiệu suất tách đạt 71,64% sau 1 giờ.
Trong bài báo này, đồng (I) oxit (Cu2O) được tổng hợp thành công từ dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4), glucozơ, natri hidroxit (NaOH). Dung dịch CuSO4 được tách từ rác thải điện tử theo phương pháp hỏa luyện kết hợp với thủy luyện. Vật liệu này được nghiên cứu tổng hợp bằng các phương pháp thực hiện và ảnh hưởng của pH cho thấy cho từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch gồm NaOH và glucozơ có pH = 12 thu được Cu2O có cấu trúc nano. Qua việc phân tích cấu trúc bằng phương pháp XRD và SEM cho thấy tổng hợp vật liệu Cu2O có kích thước tinh thể tính theo phương pháp XRD là 8,75 nm, hằng số mạng bằng 0,43 nm, độ biến dạng bằng 0,004; mật độ lệch vị trí bằng 0,013. Các hạt Cu2O tạo thành tương đối đồng đều, kích thước hạt khoảng 50 nm. Vật liệu Cu2O có cấu trúc nano tổng hợp được vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải điện tử, vừa tổng hợp được vật liệu nano có ứng dụng cao.
Mục tiêu: Khảo sát thể bệnh y học cổ truyền của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đến khám và điều trị từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 60 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 49,58 ± 18,47. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (58,3%). Thời gian bị bệnh chủ yếu trên 12 tháng (55,0%). Có 25,0% bệnh nhân có BMI thừa cân và béo phì, 23,3% bệnh nhân có chu vi vòng bụng vượt chuẩn. Tỷ lệ bệnh nhân thuộc thể bệnh Can khí phạm vị chiếm 83,3% và thể Tỳ vị hư hàn chiếm 16,7%. Triệu chứng Y học cổ truyền nuốt chua và phiền muộn khó chịu chiếm tỉ lệ cao nhất (nuốt chua 83,3 % và phiền muộn khó chịu 80,0%). Điểm trung bình GERDQ thể Can khí phạm vị là 10,77 ± 2,22, thể Tỳ vị hư hàn là10,65 ± 1,97.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ dùng thuốc ở người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 184 người bệnh UTBMTBG, điều trị ngoại trú. Không tuân thủ dùng thuốc được xác định bằng bảng câu hỏi theo thang đo Morisky 8 mục, đánh giá không tuân thủ dùng thuốc uống với 5 yếu tố liên quan: Tình trạng bệnh, người bệnh, kinh tế-xã hội, điều trị và cơ sở y tế. Kết quả: Tỉ lệ không tuân thủ dùng thuốc là 58,2%. Không tuân thủ dùng thuốc có liên quan đến tác dụng phụ của thuốc: Mệt mỏi (p=0,011), buồn nôn và nôn (p=0,0001), đau (p=0,024), mất ngủ (p=0,018), hội chứng bàn tay-chân (p=0,025), tiêu chảy (p=0,002); yếu tố người bệnh không muốn dùng thuốc (p=0,04) và lo lắng tác dụng phụ của thuốc (p=0,001); mức độ người bệnh tin tưởng bác sĩ điều trị (p=0,0001). Kết luận: 58,2% người bệnh không tuân thủ dùng thuốc. Không tuân thủ dùng thuốc liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, lo lắng tác dụng phụ của thuốc, người bệnh không muốn dùng thuốc và mức độ tin tưởng bác sĩ điều trị. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, tuân thủ dùng thuốc, điều trị ngoại trú.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và kết quả chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả công tác chăm sóc điều dưỡng trên 36 người bệnh viêm tuỵ cấp điều trị tại Khoa Điều trị Gan, Mật, Tuỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 75% người bệnh dưới 60 tuổi; mức độ viêm tuỵ cấp nhẹ và vừa chiếm 94,4%. Nguyên nhân chủ yếu do rượu, rối loạn chuyển hoá và sỏi mật. 100% người bệnh được theo dõi các chỉ số sinh tồn, trong đó có 5 người bệnh biểu hiện sốt và mạch nhanh trong ngày đầu. 100% người bệnh có đau bụng khi nhập viện, đến ngày thứ 5 chỉ còn 5 người bệnh có biểu hiện đau bụng nhẹ. 10 người bệnh phải đặt sonde dạ dày trong 2 ngày đầu. Tất cả người bệnh được cho ăn trở lại trong ngày thứ 3 của bệnh. Tổng lượng dịch truyền trung bình trong ngày đầu tiên nhập viện là 3181,3ml. Thời gian nằm viện trung bình là 5,6 ± 2 ngày. Kết luận: Công tác chăm sóc theo dõi bệnh nhân viêm tuỵ cấp đạt kết quả tốt, nuôi dưỡng sớm qua đường tiêu hoá sau 48 giờ, thời gian nằm viện ngắn. Từ khoá: Viêm tuỵ cấp, chăm sóc bệnh nhân.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.