Mục tiêu: Đánh giá tiên lượng nặng theo thang điểm chảy máu não ICH (Intracerebral Hemorrhage) ở bệnh nhân chảy máu não có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân chảy máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả: Độ tuổi ≥ 80 nguy cơ tử vong tăng gấp 7,38 lần so với tuổi < 80; điểm Glasgow < 13 điểm khi khởi phát và trong quá trình điều trị có nguy cơ tử vong tăng gấp 11,3 lần so với nhóm bệnh nhân điểm Glasgow ≥ 13 điểm. Tình trạng nôn và co giật không liên quan với tiên lượng bệnh nhân. Thể tích máu tụ ≥ 30cm3 nguy cơ tử vong tăng gấp 10,3 lần so với bệnh nhân có thể tích máu tụ < 30cm3. Chảy máu não máu vào não thất nguy cơ tử vong tăng gấp 10 lần so với bệnh nhân không có máu vào não thất. Đánh giá tiên lượng nặng/tử vong bệnh nhân chảy máu não theo thang điểm ICH. Tỷ lệ tử vong tăng dần khi điểm ICH tăng dần (ICH = 1 điểm là 11,1%, ICH = 2 điểm là 23,6%, ICH = 3 điểm là 77,7% và tỷ lệ này là 100% ở nhóm có ICH = 4 điểm). Kết luận: Tuổi ≥ 80 năm, nam giới; khởi phát đột ngột kèm rối loạn ý thức; vào viện điểm Glasgow ≤ 13; rối loạn cơ tròn có ý nghĩa tiên lượng nặng bệnh nhân chảy máu não. Tỷ lệ tử vong tăng dần khi điểm ICH tăng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và mối liên quan của nó với nồng độ glucagon-like peptid-1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 66 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Nồng độ trung bình và tỷ lệ bệnh nhân rối loạn các thành phần lipid máu lần lượt là: Triglycerid (3,01 ± 2,18mmol/l, tăng là 69,7%), cholesterol (5,49 ± 1,34mmol/l, tăng là 60,6%), LDL-C (3,27 ± 1,03, tăng là 43,9%), HDL-C (1,20 ± 0,33, giảm là 16,7%), tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung là 84,8%. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ GLP-1 khi đói với triglycerid (r = 0,367), tương quan nghịch mức độ vừa với LDL-C (r = -0,312). Có mối tương quan thuận mức độ chặt giữa nồng độ GLP-1 sau 2 giờ uống 75 gam glucose với triglycerid (r = 0,647). Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân béo phì, tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung cao 84,8%, chủ yếu tăng triglycerid (69,7%). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ GLP-1 với triglycerid và tương quan nghịch với LDL-C.
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm tổn thương võng mạc mắt và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại Khoa Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương võng mạc chiếm 42,5%; bệnh lý võng mạc không tăng sinh chiếm 38,8%, bệnh lý hoàng điểm chiếm 17,5%, bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh 2,5% và bệnh lý võng mạc tăng sinh 1,2%. Nguy cơ tổn thương võng mạc mắt tăng cao hơn ở nữ so với nam; tuổi ≥ 70 năm; thời gian phát hiện đái tháo đường ≥ 10 năm; BMI ≥ 23 (kg/m2), nhóm tăng huyết áp với hệ số OR lần lượt là: 1,4, 2,5, 4,0, 4,5, 2,5. Bệnh nhân có nồng độ glucose máu ≥ 7mmol/L, nồng độ HbA1c ≥ 7%; nồng độ cholesterol > 5,2mmol/L, nồng độ triglycerid > 1,88mmol/L có nguy cơ tổn thương võng mạc mắt cao hơn với hệ số OR lần lượt là: 2,3, 2,5, 3,2, 2,0. BN không tuân thủ điều trị có nguy cơ tổn thương võng mạc mắt lớn gấp 3,8 lần BN tuân thủ điều trị. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương võng mạc mắt là 42,5%, nguy cơ tăng cao ở nhóm bệnh nhân nữ; tuổi ≥ 70 năm; thời gian phát hiện đái tháo đường ≥ 10 năm; BMI ≥ 23 (kg/m2), tăng huyết áp; nồng độ glucose máu ≥ 7 mmol/L, HbA1c ≥ 7%; cholesterol > 5,2mmol/L, triglycerid > 1,88mmol/L.
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của chỉ số Amterdam sửa đổi dự báo nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 128 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao loãng xương theo chỉ số Amsterdam sửa đổi là 84,4%. Chỉ số Amsterdam sửa đổi có độ nhạy 97,44%, độ đặc hiệu 21,35%, giá trị dự đoán dương tính 35,2%, giá trị dự đoán âm tính 95%, diện tích dưới đường cong ROC tại cổ xương đùi 0,64 (0,55 - 0,73) CI 95%. Nếu điều chỉnh yếu tố cân nặng < 50kg (thay bằng cân nặng < 60kg), là một tiêu chí để tính điểm, chỉ số Amsterdam sửa đổi có độ nhạy 89,74%, độ đặc hiệu là 35,96%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,69 (0,59 - 0,78) CI 95%. Kết luận: Nguy cơ cao loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp theo chỉ số Amsterdam sửa đổi là 84,4%. Có thể áp dụng chỉ số Amsterdam sửa đổi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp để sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao cần được đo mật độ xương để xem xét điều trị loãng xương và dự phòng gãy xương.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.